Năm 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam có thể đạt 13 tỷ USD

Đây là dự báo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Đồng thời, Cục cũng đánh giá, gần như 100% doanh nghiệp sử dụng các nền tảng hỗ trợ giao tiếp như Viber, Skype, Facebook Messenger, Zalo.
Năm 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam có thể đạt 13 tỷ USD

Báo cáo từ năm 2018 của Cục cho thấy, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đã đạt 8,06 tỷ USD với mức tăng trưởng tới 30%.

Theo các chuyên gia, với việc nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời, người tiêu dùng trực tuyến gia tăng đáng kể, các doanh nghiệp cần tận dụng kênh thương mại trực tuyến trong bán hàng và quan trọng hơn là trong xây dựng thương hiệu.

Cụ thể, trong thời kỳ kỷ nguyên số, phương thức quảng bá sẽ khác với phương thức truyền thống trước đây. Việc quảng bá sản phẩm lên các kênh online ngày càng phát triển, trong đó mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google, Youtube… hay trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự nhận biết của khách hàng cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Công ty Kantar Worldpanel chia biết, châu Á là khu vực “mobile-first” (ưu tiên cho di động) với lượng người dùng tương tác cao với điện thoại di động hơn các khu vực khác. Do vậy, Châu Á là cái nôi phát triển thương mại điện tử hiện nay và sẽ còn tiếp tục tăng tốc, với tốc độ trung bình khoảng 7,3%/năm, cao nhất trong các khu vực.

Ngày nay, quá trình mua hàng của người tiêu dùng trở nên phức tạp hơn, chuyển đổi qua lại giữa mua hàng trực tiếp và trực tuyến. Do đó, marketing kết hợp với công nghệ (sử dụng trí tuệ nhân tạo) nhằm cải thiện trải nghiệm mua hàng, nâng cao tính cá nhân hóa, phát triển các dịch vụ giao hàng cũng như là sự mở rộng mô hình thay toán không tiền mặt, ví điện tử đang là xu hướng tiêu dùng hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai.

Xem thêm

Thương mại điện tử khó tăng tốc: Vì đâu?

Thương mại điện tử khó tăng tốc: Vì đâu?

Hạn chế về hạ tầng giao thông, thiếu niềm tin của người tiêu dùng, hay thói quen mua hàng trả tiền mặt, chưa có chính sách hậu thuẫn tốt cho kinh tế chia sẻ... là những rào cản làm thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.