Năm 2020, TP.HCM khởi công 27 dự án giao thông để giảm tình trạng "kẹt xe"

Trong năm nay thành phố khởi công 27 dự án giao thông, hoàn thành 29 công trình để kéo giảm kẹt xe đang ngày càng nghiêm trọng. Trước đó, trong năm 2019, TP. HCM cũng đã triển khai một số dự án để giảm ùn tắc tại các cửa ngõ.

Một số công trình lớn sẽ được triển khai như: cầu Mỹ Thuỷ 3 (thuộc dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thuỷ) tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng sẽ giúp giải quyết ùn tắc cho khu vực ra vào cảng Cát Lái, quận 2.

Hầm chui HC1 và HC2 (thuộc dự án nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ) với tổng vốn hơn 830 tỷ đồng, kỳ vọng giải quyết điểm "đen" kẹt xe nhất quận 7 hiện nay.

Xây mới cầu Hang Ngoài - hơn 400 tỷ đồng; mở rộng đường Dương Quảng Hàm - hơn 380 tỷ đồng... để kéo giảm ùn tắc ở khu vực quận Gò Vấp.

Ngoài ra, thành phố cũng chi hơn 603 tỷ đồng để khởi công xây hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; làm đường Lê Văn Quới nối dài (đoạn từ Mã Lò ra Quốc lộ 1A, quận Bình Tân) với số tiền hơn 850 tỷ đồng; cầu vượt số 3 và cầu bộ hành cùng đường chui nhánh phải (thuộc dự án cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới ở quận 9) với kinh phí gần 440 tỷ đồng...

Cùng với 27 dự án khởi công mới, Ban quản lý cũng đặt mục tiêu hoàn thành 29 dự án chuyển tiếp; tiếp tục thi công 70 dự án và triển khai các thủ tục và trình phê duyệt chủ trương đầu tư công 78 dự án; giải ngân đạt hơn 95% vốn được giao trong năm...

Xem thêm

Hà Nội muốn xóa ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam

Hà Nội muốn xóa ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam

Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam thành phố, UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng phải đưa ra giải pháp cũng như phương án cải tạo cảnh quan ở các tuyến đường này theo chỉ đ

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.