Năm 2021: Năm "bùng nổ" của thị trường chứng khoán

Đầu năm 2020, khi đại dịch lần đầu xuất hiện, VN-Index lao dốc từ ngưỡng gần 1.000 điểm về đáy 650 điểm chỉ trong một tháng và chỉ phục hồi vào cuối năm khi đại dịch được kiểm soát.
Năm 2021: Năm "bùng nổ" của thị trường chứng khoán

Năm nay, đòn giáng từ COVID-19 đến kinh tế còn nặng hơn, kinh tế lần đầu tăng trưởng âm trong quý III, đợt bùng phát thứ tư có mức độ lớn hơn cả ba lần trước cộng lại nhưng chứng khoán vẫn lập kỷ lục.

Dòng tiền cuồn cuộn

Theo chia sẻ của ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), năm 2021 là một năm đầy biến động, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định.

Theo đó, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là mốc 1.500,81 điểm tại phiên 25/11. Tính đến ngày 31/12/2021, VN-Index đạt 1.498 điểm, tăng gần 36% - mức tăng mạnh nhất từ năm 2017 đến nay; HNX- Index đạt mức 473,99 điểm, tăng gần 130% so với cuối năm 2020.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của chỉ số, thanh khoản của thị trường liên tiếp bùng nổ, tăng mạnh. Từ giá trị giao dịch bình quân đạt mức 19.000 tỷ đồng/ phiên trong tháng 1, thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng và liên tục qua các tháng và đến tháng 11 đạt mức 40.000 tỷ đồng/phiên, trong đó ngày 19/11/2021, thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 56.105 tỷ đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020.

Góp phần đẩy thanh khoản trên thị trường lên hàng tỷ USD/phiên là số lượng tham gia ồ ạt của các nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ở mức thấp khiến nhiều người quyết định chuyển tiền sang kênh chứng khoán với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận cao hơn.

Chỉ riêng trong 11 tháng qua, đã có 1,3 triệu tài khoản của nhà đầu tư trong nước và 4.133 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài mở mới, nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với cuối năm 2020.

Nhà đầu tư đổ xô đầu tư chứng khoán cũng kéo theo nhu cầu sử dụng margin (vay ký quỹ) trên toàn thị trường tăng vọt. Ước tính, dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) trên toàn thị trường tính tới cuối năm 2021 vào khoảng 165.000 tỷ đồng (khoảng 7,2 tỷ USD) và đây là con số kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập tới nay. Cũng cần lưu ý, đây là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên. Nếu tính thêm dư nợ từ cho vay 3 bên, con số thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều.

Thực tế, làn sóng gia nhập kỷ lục của nhà đầu tư cùng với lượng tiền lớn đã “cân” hết lượng bán ròng kỷ lục từ quỹ ngoại (60.000 tỷ đồng), nhà đầu tư tổ chức cùng tự doanh. Nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì trạng thái mua ròng kể từ đầu năm đến nay, tổng cộng hơn 84.000 tỷ đồng (trong 11 tháng năm 2021).

Ngoài ra, số liệu từ các công ty chứng khoán cho thấy, vào cuối quý III/2021, số dư tiền gửi của khách hàng ghi nhận khoảng 92.000 tỷ đồng - đây là mức kỷ lục trong lịch sử. Do vậy, thanh khoản thị trường được dự báo có thể còn cao hơn nữa vì còn rất nhiều “tiền thịt” năm trong tài khoản nhà đầu tư, chờ thời cơ để giải ngân.

Và những điều chưa bao giờ

giao dịch trên thị trường chứng khoán năm 2021 trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nếu nửa đầu năm là thời điểm hoàng kim của nhóm “bank, chứng, thép” thì đến nửa cuối năm nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ lại chiếm lĩnh thị trường.

Từ trước đến nay, cổ phiếu trên sàn UPCoM thường bị các nhà đầu tư “bỏ quên” nhưng trong 6 tháng cuối năm 2021 lại bất ngờ nổi lên như những hiện tượng mới khi thu hút được lượng tiền đầu cơ lớn, thị giá tăng hàng chục lần bất chấp hoạt động kinh doanh không mấy sáng sủa, thậm chí thua lỗ.

Theo thống kê, 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán năm 2021 có đến 5 cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCoM và từng có mức thị giá rất thấp. Có thể kể đến như mã ATA của CTCP Ntaco với mức tăng 21,5 lần từ mức giá vỏn vẹn 200 đồng hồi cuối năm 2021 lên mức 4.300 đồng/cp.

Nhắc đến những cổ phiếu “nổi loạn” không thể không nhắc đến những cái tên thuộc “họ Louis”. Theo đó, cổ phiếu TGG của CTCP Louis Capital đã từng tăng 64 lần từ mức 1.170 đồng/cp lên 74.800 đồng/cp vào cuối tháng 9 nhờ bàn tay“nhào nặn” của Louis Holdisng. Không riêng gì TGG, hàng loạt mã liên quan đến Louis Holding như BII, AGM, APG,...cũng “vịt hóa thiên nga” với mức tăng chóng mặt.

Một cái tên khác cũng đặc biệt được chú ý trong năm qua là mã LIC của Tổng Công ty Licogi với mức tăng “như thổi” từ một cổ phiếu trà đá giá 5.500 đồng/cp lên mức giá đỉnh “ba chữ số” 146.700 đồng/cp vào cuối tháng 11.

Mẫu số chung của TGG, BII, AGM, LIC... là đều từng được xem như “món quà của thượng đế” nhưng rồi đều tụt dốc không phanh. Tuy nhiên, nếu so với mức giá hồi cuối năm 2020 thì những cổ phiếu này vẫn ghi nhận mức tăng hơn 20 lần.

Cùng với sự “điên loạn” đổ tiền vào “hàng nóng” là sự ra đời của hàng loạt các room “phím” hàng trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram...Để thu hút nhà đầu tư, những người thành lập “room” tích cực tung ra những lời chào mời ngọt ngào như “cổ phiếu K sẽ x2,x3 chỉ trong 1 tháng tới”, “người nhà tôi là lãnh đạo của doanh nghiệp A phím mua vào cổ phiếu đảm bảo ăn bằng lần”... khiến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải lên tiếng cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng.

Nhìn chung, theo như chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp nhận định, thị trường chứng khoán không phải là sòng cờ bạc, nơi mà tiền nhiều át trí tuệ, liều lĩnh lấn kiến thức. Dù đôi khi điều này được xảy ra nhưng không thể kéo dài mãi. Thực tế, dòng tiền dù rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định trong trung và dài hạn. Chính vì vậy những yếu tố vĩ mô quyết định xu hướng, nội tại doanh nghiệp, vẫn là những điều mang lại sự bền chắc trong đầu tư. Cổ phiếu cơ bản hay đầu cơ, khi quyết định theo hướng nào đều phải hiểu thật rõ cuộc chơi, biết chấp nhận và phải biết cách quản trị rủi ro.

Bước sang năm 2022, thị trường chứng khoán được đánh giá là đầy hứa hẹn bởi Nhà nước sẽ đẩy mạnh thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp cùng với kỳ vọng nâng hạng thị trường mới nổi và việc bao phủ tiêm chủng vaccine, chứng khoán Việt Nam được chờ đợi sẽ đón sự trở lại của nhà đầu tư ngoại sau giai đoạn bán ròng triền miên thời gian qua.

Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế dần phục hồi khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết. Dòng tiền dồi dào từ các nhà đầu tư trong nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và vươn lên những đỉnh cao mới.

Tuy nhiên, với những gì của năm cũ, các chuyên gia khuyến nghị kiếm tiền trên thị trường chứng khoán không hề dễ dàng. Việc nhà đầu tư mong kiếm lời vài chục phần trăm hay nhân đôi, nhân ba tài khoản trong thời gian ngắn là điều không thể.

Xem thêm

"Vũ điệu Samba" của thị trường chứng khoán

"Vũ điệu Samba" của thị trường chứng khoán

Dịch COVID-19 ập tới khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao cùng đà bán tháo diễn ra hồi tháng 3/2020. Ít ai nghĩ, đây lại là một năm thành công với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chút "điên rồ" của thị trường chứng khoán

Chút "điên rồ" của thị trường chứng khoán

Dịch Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao cùng đà bán tháo diễn ra hồi tháng 3/2020. Nhưng ít ai ngờ đây lại là một năm thành công với TTCK Việt Nam. Thành công không chỉ ở điểm số, mức tăng giá của cổ phiếu mà còn ở độ phủ rộng của người chơi....

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...