Chút "điên rồ" của thị trường chứng khoán

Dịch Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao cùng đà bán tháo diễn ra hồi tháng 3/2020. Nhưng ít ai ngờ đây lại là một năm thành công với TTCK Việt Nam. Thành công không chỉ ở điểm số, mức tăng giá của cổ phiếu mà còn ở độ phủ rộng của người chơi....
Chút "điên rồ" của thị trường chứng khoán

Khó ai có thể tưởng tượng, thị trường chứng khoán Việt Nam được cả những người như bác bảo vệ hay cô bán rau bàn tán, đánh giá và bình phẩm...

Tại buổi lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2021 diễn ra tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, sau giai đoạn sóng gió hồi đầu năm 2020, thị trường chứng khoán đã nhanh chóng ổn định, phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục vào giai đoạn cuối năm 2020.

Kết quả về chỉ số Vn-Index đạt mức tăng trưởng 14,9% so với đầu năm và tăng 67% so với thời điểm thấp nhất. Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu tăng trưởng đột phá, đạt mức bình quân gần 7.400 tỷ đồng một phiên, trong đó các tháng 11 và 12 lần lượt đạt mức trung bình 10.000 tỷ đồng và 14.800 tỷ đồng một phiên, tăng hơn 2 lần so với mức bình quân năm 2019. Quy mô vốn hóa của thị trường cổ phiếu đã đạt 84,3% GDP năm 2020. Bên cạnh thị trường cổ phiếu, các thị trường trái phiếu và thị trường phái sinh đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

Một năm "điên rồ"

Trong nhiều tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán đã quá quen với những phiên giao dịch vượt 10.000 tỷ đồng, và trong thời gian tới, dự báo giá trị giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ duy trì ở mức trên 1 tỷ USD.

Đây là một con số vượt quá tưởng tượng của các lãnh đạo ngành chứng khoán và gần như đang vượt năng lực xử lý của hệ thống hạ tầng trên HoSE. Nhiều phiên hệ thống bị nghẽn lệnh là minh chứng rõ nét cho điều đó. Có thể nói, tiền đang chảy cuồn cuộn trên thị trường chứng khoán. Khắp các ngõ ngách từ quán cà phê, quán phở, trên xe taxi cũng thấy mọi người bàn tán về chứng khoán.

Nhận định về thị trường chứng khoán trong năm vừa qua, ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc môi giới Công ty chứng khoán Mirea Asset cho rằng, 2020 có thể được gọi là một năm “điên rồ” đối với thị trường tài chính và chứng khoán Việt Nam.

Ông Tuần cho biết, cái "điên" nằm ở chỗ tiền ở khắp mọi nơi, số người tham gia chứng khoán mới (F0) tăng kỷ lục, 1 năm bằng cả 10 năm trước cộng lại. Theo đó, mỗi tháng các công ty chứng khoán ghi nhận khoảng 50.000 người mới tham gia thị trường. Tổng cả năm khoảng 600.000 tài khoản mới.

Nguyên nhân của cái sự “điên” này nằm ở chỗ lãi suất tiết kiệm hiện đang ở mức 5-6%, trái phiếu doanh nghiệp sau một năm 2019 bùng nổ, Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020 đi vào hiệu lực đã siết đáng kể dòng vốn của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Trong khi đó, nhiều ngành kinh doanh không có đầu ra khiến tiền nhàn rỗi tại các doanh nghiệp một phần chảy vào chứng khoán...Tất cả điều này đã tích tụ dần trở thành hiệu ứng đám đông, tạo nên làn sóng F0 lớn chưa từng có trong lịch sử của thị trường chứng khoán. Một cái “điên” khác của thị trường chứng khoán là cú tụt giảm sâu rồi tăng mạnh hiếm có. Năm COVID-19 ghi nhận một quãng thời gian khắc nghiệt, với chỉ số Vn-Index lao dốc từ trên 1.000 điểm hồi cuối 2019 xuống 645 điểm hồi tháng 3/2020 nhưng đã tăng dần đều trong quý II, quý III rồi bứt phá trong quý cuối năm, vượt ngưỡng 1.100 điểm, tăng 70% so với đáy.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, thị trường tài chính ghi nhận những thay đổi lớn với một chu kỳ tiền rẻ, lãi suất tiết kiệm liên tục lập đáy. Nó tạo ra hiệu ứng bình thông nhau, tiết kiệm chảy qua kênh chứng khoán.

Một điểm cũng rất đặc biệt trong năm 2020 trên thị trường chứng khoán là sự bứt phá của nhiều doanh nghiệp lớn ngay giữa giông tố. Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp nhưng vẫn có những gương mặt nổi lên, tăng trưởng mạnh mẽ như Hòa Phát, Vinaconex, Novaland, Viettel Global... Nhóm ngân hàng cũng bứt phá khá mạnh, điển hình như VPBank Techcombank và nhóm “big 3”.

Về triển vọng tương lai, theo nhận định của VNDirect, chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.180 điểm trong năm 2021 nhờ các yếu tố sau: P/E của VN-Index sẽ duy trì ổn định ở mức P/E trung bình 5 năm trước đây, là 15,9 lần. Dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn bộ chỉ số VN-Index sẽ tăng 23% so với cùng kỳ và tỷ suất cổ tức của VN-Index đạt 1,8% trong năm 2021. 

Kỳ vọng Tân Sửu

Năm 2020 qua đi, bước sang năm 2021 chất “điên” của thị trường chứng khoán vẫn còn nguyên vẹn khi các nhà đầu tư F0“đổ xô”đi mở tài khoản mới, các chỉ số vẫn tăng đều không ngừng nghỉ chạm ngưỡng đỉnh mọi thời đại 1.200 điểm , thanh khoản cũng không có lý do nào để giảm.

Thống kê của Thương Gia cho thấy, giá trị giao dịch cổ phiếu trên sàn HoSE trong nửa tháng đầu năm nay lên đến 173.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cả tháng 1/2020. Mặt bằng thanh khoản mỗi phiên cũng được đẩy lên khoảng 14.000 tỷ đồng, cá biệt một số phiên xấp xỉ 19.000 tỷ đồng.

Con số thực tế có thể cao hơn nếu hệ thống của HoSE không thường xuyên rơi vào tình trạng nghẽn lệnh từ phiên chiều.

Theo báo cáo mới nhất của SSI Research, tại ngày 4/1/2021, hệ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 đã ở mức 16,43 lần. Tại mức P/E này, định giá hiện tại của hầu hết các ngành đã quay trở lại mức trước COVID-19 và đã phản ánh phần nào yếu tố lợi nhuận của cả năm 2021.

Tuy nhiên, SSI Research nhìn nhận lạc quan hơn khi bối cảnh năm 2020-2021 có tính đến nền tảng thanh khoản dồi dào và vai trò dẫn dắt thị trường của nhà đầu tư cá nhân.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết công ty đã có 100.000 tài khoản mở mới năm 2020, tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống ngân hàng hiện nay lên tới hơn 5 triệu tỷ đồng, làm thế nào để kích hoạt dòng vốn này vào thị trường chứng khoán và việc phải làm bây giờ là đào tạo nhà đầu tư đầu tư chứng khoán một cách bền vững.

Nhận định này được đưa ra trên cơ sở các yếu tố tiềm năng như thị trường chứng khoán Việt Nam được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi trong kỳ đánh giá hàng năm vào tháng 6/2021 và của FTSE vào tháng 9/2021. Cùng với đó là vắc xin COVID-19 được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến.

Nhìn chung, tương lai của thị trường chứng khoán trong năm mới Tân Sửu là vô cùng xán lạn và hứa hẹn sẽ là một năm tốt cho cả thị trường cổ phiếu lẫn nhà đầu tư cá nhân khilãi suất còn thấp.

Xem thêm

Điều gì khiến thị trường chứng khoán “rực lửa”?

Điều gì khiến thị trường chứng khoán “rực lửa”?

Ngay từ đầu phiên giao dịch sáng ngày 28/1, thị trường chứng khoán ngập trong sắc đỏ trước áp lực bán tháo ngày càng diễn ra mạnh trong khi lực cầu ở mức yếu. Được biết, các công ty chứng khoán đã bắt đầu xử lý margin call ở nhiều tài khoản.

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...