Năm 2022, trả nợ của Chính phủ khoảng gần 336.000 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022-2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022.
Năm 2022, trả nợ của Chính phủ khoảng gần 336.000 tỷ đồng

Quyết định nêu rõ, Tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2022-2024 tối đa khoảng 2.044 nghìn tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách Trung ương khoảng 1.927 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 117.000 tỷ đồng.

Tổng trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2022-2024 khoảng 1.116 nghìn tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 971.000 tỷ đồng, trả nợ vay lại khoảng 145.000 tỷ đồng.

Về Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022, Kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 673.546 tỷ đồng, gồm: Vay cho cân đối ngân sách Trung ương tối đa 646.849 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách Trung ương tối đa là 450.700 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 196.149 tỷ đồng; vay về cho vay lại 26.697 tỷ đồng.

Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ phát hành trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm, trường hợp cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền phát hành bằng ngoại tệ; vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; và trong trường hợp cần thiết vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trả nợ của Chính phủ khoảng 335.815 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 299.849 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 35.966 tỷ đồng.

Về vay được Chính phủ bảo lãnh, mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 20.400 tỷ đồng (bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm 1.400 tỷ đồng cộng hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội tối đa là 19.000 tỷ đồng). Trường hợp năm 2022 không sử dụng hết hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển sang năm 2023 để thực hiện, bảo đảm tổng khối lượng phát hành thực tế trong 2 năm không vượt quá 38.400 tỷ đồng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm. Mức phát hành trái phiếu cụ thể đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, số rút vốn không vượt quá số trả nợ gốc trong năm.

Về Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay trong nước khác khoảng 28.637 tỷ đồng.

Trả nợ của chính quyền địa phương 6.111 tỷ đồng, gồm chi trả gốc 3.637 tỷ đồng và chi trả lãi 2.474 tỷ đồng.

Đối với vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tối đa 7.300 triệu USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 25% so với dư nợ tại thời điểm 31/12/2021.

Xem thêm

Còn nhiều băn khoăn về các đầu mối quản lý nợ công

Còn nhiều băn khoăn về các đầu mối quản lý nợ công

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, sáng 16/6, đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về các đầu mối quản lý nợ c
Nợ công đang được quản lý như thế nào?

Nợ công đang được quản lý như thế nào?

Dù đánh giá cao nỗ lực kiểm soát nợ công của Chính phủ, song PGS-TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vẫn lo ngại tỷ lệ trả nợ/thu ngân sách nhà nước vẫn còn khá cao.

Có thể bạn quan tâm