Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực

Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 129 nhiệm vụ, giảm 49 nhiệm vụ so với năm 2022, tập trung các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành ngân sách; những vấn đề, lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn vừa ban hành Quyết định số 1482/QĐ-KTNN về việc ban hành kế hoạch kiểm toán năm 2023 của Kiểm toán Nhà nước.

Theo đó, trong năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán, giảm 49 nhiệm vụ so với năm 2022, tập trung kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước; những vấn đề, lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; bám sát, phục vụ tích cực các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Kiểm toán 11 bộ và 33 tỉnh, thành phố

Trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo nợ công năm 2022.

Thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 tại 16 bộ, cơ quan Trung ương gồm: Tòa án Nhân dân tối cao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, VCCI, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 tại 11 bộ, cơ quan Trung ương.

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 tại 33 tỉnh, thành phố; kiểm toán ngân sách địa phương năm 2022 tại 7 tỉnh, thành phố; kiểm toán ngân sách địa phương và báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 tại 19 tỉnh, thành phố.

Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 7 cuộc kiểm toán hoạt động, trong đó tập trung kiểm toán các chủ đề liên quan đến: bảo vệ môi trường, xử lý rác thải; việc quản lý sử dụng quỹ dịch vụ viễn thông công ích; nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế; đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế-xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La (Đề án 666).

Kiểm toán nhà nước
Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán.

Kiểm toán 23 chuyên đề

Lĩnh vực chuyên đề, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 23 chuyên đề, trong đó có một số chuyên đề, chủ đề kiểm toán có phạm vi rộng, như: chuyên đề "Việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020-2022", chuyên đề "Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2020-2022"

Chuyên đề "Việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2022 tại Bộ Tư Pháp, Bộ KH&CN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank và các tỉnh Ninh Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu"…; 

Một số chuyên đề để phục vụ chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Một số chuyên đề thực hiện kiểm toán theo Nghị quyết của Quốc hội, gồm: Các chuyên đề liên quan đến Nghị quyết số 43/2022/QH15, như "Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm", "Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15"…

Chuyên đề "Việc xử lý bù giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn theo Nghị quyết số 42/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội".

Lĩnh vực xây dựng và việc quản lý vốn đầu tư công, kiểm toán nhà nước thực hiện 28 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó, có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như: tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1, các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng, dự án đường ven biển Việt Nam, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...

Lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính-ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2022 của ngân hàng nhà nước Việt Nam và tại 14 tập đoàn, tổng công ty và các tổ chức tài chính, ngân hàng.

Lĩnh vực quốc phòng, Kiểm toán Nhà nước thực hiện 11 nhiệm vụ kiểm toán, gồm: Việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2022 tại 8 đầu mối; kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2022 tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

Kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án đầu tư xây dựng sân bay quân sự tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và dự án nâng cấp, cải tạo sân bay Chu Lai/Quân chủng Phòng không-Không quân; kiểm toán chuyên đề "Việc quản lý, sử dụng ngân sách thực hiện nhiệm vụ quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế xã hội của các đoàn kinh tế quốc phòng giai đoạn 2020-2022.

Lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng, Kiểm toán Nhà nước thực hiện 5 nhiệm vụ kiểm toán, gồm: Các đơn vị dự toán trực thuộc bộ công an; 25 công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 17 tỉnh ủy, thành ủy; 1 cuộc kiểm toán chuyên đề và 1 cuộc kiểm toán dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ trình ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.

Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết: kế hoạch kiểm toán năm 2023 của kiểm toán nhà nước được xây dựng bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm và đặc biệt là ý kiến của các đại biểu quốc hội.

Bảo đảm tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Điều 118 Hiến pháp năm 2013; tuân thủ luật Kiểm toán Nhà nước , luật sửa đổi và bổ sung một số điều của luật Kiểm toán Nhà nước và các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo định hướng chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, kế hoạch kiểm toán trung hạn 2022-2024…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…