Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý hơn 23.000 tỷ đồng trong 6 tháng

Trong sáu tháng đầu năm, Kiểm toán Nhà nước đã xét duyệt 143 kế hoạch kiểm toán và triển khai 120/216 đoàn kiểm toán, kết thúc kiểm toán 76 cuộc đồng thời kiến nghị xử lý hơn 23.000 tỷ đồng.

Theo công bố từ Kiểm toán Nhà nước, trong sáu tháng đầu năm, toàn ngành đã kiến nghị xử lý tài chính trên 23.000 tỷ đồng, trong đó một số đoàn kiểm toán đã có những phát hiện quan trọng và kiến nghị sửa đổi, hủy bỏ nhiều văn bản pháp luật không phù hợp với quy định chung của Nhà nước cũng như thực tiễn, từ đó kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách.

Theo Kiểm toán Nhà nước, các cuộc kiểm toán đều thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra đồng thời kiểm toán có nhiều phát hiện và kiến nghị nổi bật, góp phần quan trọng giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.

Cụ thể, trong sáu tháng đầu năm, toàn ngành đã xét duyệt 143 kế hoạch kiểm toán và triển khai 120/216 đoàn theo kế hoạch. Kết quả, đoàn đã kết thúc kiểm toán 76 cuộc, tổ chức xét duyệt 76 kế hoạch và phát hành 33 kế hoạch kiểm toán.

Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, Phó Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Tuy cho biết thời gian qua đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với những ca phát hiện lây nhiễm cộng đồng tại nhiều địa phương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó có hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

“Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tích cực đổi mới với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm, trên quan điểm ưu tiên tối đa cho công tác phòng dịch COVID-19. Kiểm toán Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho các cơ quan chức năng phòng, chống dịch thực hiện nhiệm vụ, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán đến hoạt động phòng, chống dịch,” ông Tuy nói.

Bên cạnh đó, ông Tuy cho biết kế hoạch kiểm toán năm 2021 được xây dựng bám sát định hướng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (các lĩnh vực có rủi ro, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm) và có sự phối hợp, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan, đảm bảo tuân thủ pháp luật và công khai với 190 cuộc kiểm toán tập trung kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động và kiểm toán môi trường.

Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh, kiểm tra nhằm hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; giảm thiểu sự phiền hà đối với các đơn vị được thanh tra, kiểm toán.

Hiện, Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn 2022-2024 và kế hoạch kiểm toán năm 2022 gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, định hướng kiểm toán các chủ đề lớn gắn với quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những vấn đề quan trọng của đất nước...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...