Nắng nóng quay trở lại, miền Bắc liệu có tiếp tục cắt điện luân phiên?

Ngay những ngày đầu tháng 7, tình trạng nắng nóng gay gắt đã làm tăng sự lo lắng về việc cắt điện luân phiên sẽ lại xảy ra...
Nắng nóng quay trở lại, miền Bắc liệu có tiếp tục cắt điện luân phiên?
cắt điện luân phiên

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia mới đây đã đưa ra cảnh báo, khu vực Bắc bộ sẽ có 1 đợt nắng nóng kéo dài tới ngày 6/7, nhiệt độ cao nhất là 37 độ C.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, mực nước về các hồ thủy điện thời gian qua đã tăng nhanh, nhưng miền Bắc không có công suất điện dự phòng nên trong thời gian tới vẫn có thể xảy ra tình huống phải cắt giảm điện.

Số liệu của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cho thấy lưu lượng nước về các hồ thủy điện ở miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ, mực nước các hồ thủy điện miền Bắc đã cách xa mực nước chết.

Cụ thể, mực nước vào ngày 2/7, tại Hồ Lai Châu có mực nước 870 m3/s; Hồ Sơn La là 511 m3/s và Hồ Hòa Bình là 169 m3/s. Bên cạnh đó, còn các hồ như: Hồ Thác Bà có mực nước 153 m3/s; Hồ Tuyên Quang đã tăng lên 573 m3/s và Hồ Bản Chát là 135.5m3/s.

Theo các cơ quan chức năng, tuy các hồ thủy điện lớn tại khu vực Bắc Bộ đang dần nâng cao mực nước, tuy nhiên vẫn phải hạn chế huy động phát điện để dự phòng cho đợt nắng nóng đầu tháng 7 này.

EVN cũng cho biết thêm, nhiệt độ những ngày đầu đến giữa tháng 7 sẽ không cực đoan như những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Vì vậy, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt có thể không tăng cao như khoảng thời gian trước, phụ tải trung bình một ngày tại miền Bắc khoảng 421,7 triệu kWh.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đối diện với đợt nắng nóng mới này bằng cách sẽ tăng cường khai thác hồ thủy điện Lai Châu khoảng 10 đến 14 triệu kWh/ngày để nâng mức nước hồ Sơn La nhằm nâng công suất khả dụng.

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường khai thác hồ Tuyên Quang khoảng 4 - 5 triệu kWh/ngày để hỗ trợ lưới điện khu vực. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện than ở miền Bắc hiện đã được cung ứng đủ than cho sản xuất điện, trong đó có 6 nhà máy đang có lượng than tồn kho dưới 5 ngày.

Trong đó gồm: Nhiệt điện Na Dương 0,5 ngày; Nhiệt điện Sơn Động có lượng than tồn kho 4,2 ngày; Nhiệt điện Hải Phòng 4,6 ngày; lượng than tồn kho của Nhiệt điện Mạo Khê là 2,9 ngày; Nhiệt điện Cao Ngạn 4,8 ngày; Nhiệt điện Thăng Long 3,9 ngày và Nhiệt điện Uông Bí MRII 4,8 ngày.

Như vậy, những ngày nắng nóng đầu tháng 7, tình trạng thiếu điện trầm trọng và phải cắt điện luân phiên liên tục như trong thời gian vừa qua sẽ khó có thể xảy ra. 

Nhưng, Theo Cục Điều tiết điện lực, người dân và các doanh nghiệp vẫn phải chủ động thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả để tránh lãng phí và gây ra những áp lực, tình huống, sự cố ảnh hưởng đến nguồn cung.

Xem thêm

Doanh nghiệp tự cứu mình bằng điện mặt trời mái nhà

Doanh nghiệp tự cứu mình bằng điện mặt trời mái nhà

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, đến năm 2021, thành phố đã lắp đặt được 2.102 hệ thống điện mặt trời mái nhà, công suất 33,82MWp. Sản lượng điện mặt trời mái nhà tăng qua các năm, đến hết năm 2021 đạt gần 19 triệu kWh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...