Lịch cắt điện Hà Nội 29/6: Không còn cắt điện vì thủy điện miền Bắc đã đủ nước

Ngày 29/6, thành phố Hà Nội không có kế hoạch cắt điện tại bất cứ địa điểm nào trên thành phố...

Theo thông tin từ trang web chính thức của Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI), trong ngày 29/6, EVN HANOI không có kế hoạch tạm ngừng cấp điện tại khu vực nào trên thành phố. 

lịch cắt điện
Các khu vực trên địa bàn Hà Nội không bị cắt điện trong ngày 29/6

Những ngày gần đây, tình trạng cắt điện trên địa bàn thành phố Hà Nội gần như ít xảy ra, trong lịch cắt điện chỉ có một hoặc hai khu vực nhỏ nằm trong kế hoạch cắt điện hoặc gần như không có.

Hiện tại, chuỗi ngày thi THPT quốc gia 2023 đang diễn ra, việc đảm bảo cung ứng điện của EVN HANOI sẽ giúp cho các sĩ tử hoàn thành tốt kỳ thi quan trọng này.

Thời gian gần đây, lưu lượng nước đổ về nhiều giúp các hồ thủy điện lớn tại miền Bắc vượt mực nước chết, hiện không còn nhà máy thủy điện nào phải dừng vận hành.

Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Trong ngày 27/6, phụ tải toàn hệ thống điện cả nước đạt 799,4 triệu kWh, tăng 36,4 triệu kWh so với ngày 26/6. Trong đó miền Bắc ước khoảng 365,3 triệu kWh, miền Trung khoảng 79,4 triệu kWh, miền Nam khoảng 354,1 triệu kWh.

Tổng sản lượng huy động từ thủy điện khoảng 206,7 triệu kWh, trong đó miền Bắc là 98,3 triệu kWh; nhiệt điện than huy động 418,7 triệu kWh, ở miền Bắc 248,7 triệu kWh; tuabin khí huy động 82,8 triệu kWh; điện năng lượng tái tạo đạt 51,6 triệu kWh; nguồn điện dầu không phải huy động.

Hiện, nguồn nhiên liệu than theo EVN đủ cho sản xuất điện. Các tổ máy gặp sự cố trước đó đã đi vào vận hành trở lại. Cụ thể, tổ máy S1, tổng công suất 620MW của Nhiệt điện Mông Dương 2 ngừng sự cố do áp lực buồng đốt giảm thấp đã hòa lưới trở lại lúc 19h20, còn tổ máy S2 của Nhiệt điện Mông Dương 1 dự kiến ngày 30/6 đưa vào dự phòng.

Ngoài ra, đến sáng 28/6, đã có 13 nhà máy và phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 640,52MW đã hoàn thành thủ tục vận hành thương mại, được phát điện thương mại lên lưới.

Mặc dù mực nước hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ tăng nhanh nhưng Bộ Công Thương và Tập đoàn EVN vẫn tiếp tục chỉ đạo đơn vị liên quan tăng cường các nguồn điện, vận hành linh hoạt hồ chứa trong bối cảnh các hồ thủy điện gặp khó khăn; đôn đốc các nhà máy nhiệt điện tập trung ưu tiên xử lý sự cố các tổ máy; đảm bảo cung ứng than, khí cho phát điện.

Bên cạnh đó, tích cực bổ sung các nguồn điện năng lượng tái tạo cho hệ thống; tăng cường vận hành an toàn hệ thống truyền tải Trung-Bắc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về tiết kiệm điện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…