Nga cảnh báo Ukraine “đùa với lửa”

Tổng thống Ukraine đặt lực lượng vũ trang, vệ binh, và bảo vệ biên giới vào tình trạng báo động cao... Nga lên tiếng cảnh báo Ukraine về “hậu quả” sau cái chết của hai binh sỹ Nga ở Crimea, trong khi
Nga cảnh báo Ukraine “đùa với lửa”

Tổng thống Ukraine đặt lực lượng vũ trang, vệ binh, và bảo vệ biên giới vào tình trạng báo động cao...

Nga lên tiếng cảnh báo Ukraine về “hậu quả” sau cái chết của hai binh sỹ Nga ở Crimea, trong khi Ukraine triển khai quân gần bán đảo này và đặt vùng phía Đông trong tình trạng “báo động cao”.Theo tin từ Bloomberg, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng người đồng cấp Nga Vladimir Putin đang tìm cách châm ngòi trở lại cuộc xung đột ở Crimea.Bộ Ngoại giao Nga ngày 11/8 một lần nữa đưa ra lời đe dọa trả đũa đối với Ukraine. Trước đó một ngày, Tổng thống Putin đã thề sẽ đáp trả bằng các biện pháp “rất nghiêm khắc” đối với Kiev và nói điệp viên Ukraine đã tham gia vào các chiến thuật “khủng bố” ở Crimea - bán đảo bên bờ biển Đen ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi năm 2014.Ông Poroshenko đã bác bỏ những cáo buộc trên của ông Putin, nói rằng những lời cáo buộc này là “hư cấu” nhằm “tạo cớ để Nga có thêm những hành động đe dọa quân sự” đối với Ukraine.

Đồng thời, ngày 11/8, ông Poroshenko ra lệnh đặt lực lượng vũ trang, vệ binh, và bảo vệ biên giới vào tình trạng báo động cao, đồng thời ra lệnh lực lượng cảnh sát tăng cường các biện pháp an ninh để ngăn ngừa các vụ tấn công khủng bố.Những diễn biến trên được xem là vụ đối đầu ngoại giao tồi tệ nhất giữa Nga và Ukraine kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn cho miền Đông Ukraine được ký kết vào năm ngoái. Vụ đối đầu này diễn ra đồng thời với sự trỗi dậy của bạo lực ở miền Đông Ukraine, nơi quân Chính phủ nước này chống lại lực lượng nổi dậy thân Nga.Căng thẳng bùng phát đã phá hỏng kế hoạch nối lại cuộc đàm phán bốn bên về hòa bình cho miền Đông Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G-20) tại Trung Quốc vào tháng 9. Ông Putin trước đây ủng hộ kế hoạch này, nhưng giờ đây đã quay lưng lại và nói rằng cuộc đàm phán như vậy chẳng đem lại lợi ích gì.Văn phòng báo chí của điện Kremlin cho biết vào ngày 11/8, Putin đã thảo luận với Hội đồng An ninh Quốc gia về tăng cường phòng thủ ở Crimea. Hôm 10/8, ông nói rằng điệp viên Ukraine đã sát hại hai binh sỹ Nga ở Crimea trong một chiến dịch ngầm.“Chúng tôi một lần nữa kêu gọi các đối tác gây ảnh hưởng lớn nhất có thể lên chính quyền ở Kiev để ngăn họ có những bước tiến nguy hiểm có thể dẫn tới những hậu quả tiêu cực nhất”, Bộ Ngoại giao Nga nói trong một tuyên bố. “Đùa với lửa sẽ chẳng dẫn tới điều gì tốt đẹp”.Bênh vực Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra một tuyên bố nói rằng “Nga không cung cấp được bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào cho những cáo buộc của nước này nhằm vào Ukraine. Chúng tôi cũng lo ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực gia tăng gần đây ở miền Đông Ukraine”.“Đây là một thời điểm rất căng thẳng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau phát biểu trước báo giới ở Washington ngày 11/8. “Giờ là lúc cần lùi bước, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên giảm căng thẳng”.Ông Putin bị cho là muốn sử dụng bất ổn trong khu vực như một đòn bẩy trong các cuộc đàm phán. Ông cũng bị cho là tổ chức chiến dịch quân sự vào những thời điểm mà thế giới đang dồn sự chú ý cho Thế vận hội hay nhiều nhà lãnh đạo thế giới đi nghỉ.Theo Bloomberg, bằng chứng là Nga đã sáp nhập Crimea không lâu sau khi Nga tổ chức Olympic mùa đông Sochi, hay Nga đưa quân vào Georgia trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008. Căng thẳng hiện nay xuất hiện giữa lúc Thế vận hội mùa hè Rio diễn ra ở Brazil.“Tháng 8 là thời điểm tốt nhất để Moscow hành động quân sự, bởi các nhà ra quyết định chính sách của phương Tây đang đi nghỉ”, chuyên gia cấp cao Anders Aslund của Atlantic Council nhận xét.Ukraine cáo buộc Nga bơm tiền, vũ khí và chiến binh cho quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine, lực lượng đã giành quyền kiểm soát phần lớn các vùng Donetsk và Luhansk. Liên hiệp quốc ước tính xung đột ở miền Đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của 10.000 người.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…