Nga đứng thứ 4 thế giới về mức dự trữ vàng, ngoại tệ và SDR

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, dự trữ quốc tế của Nga tính đến ngày 11/2 đang ở mức cao nhất trong lịch sử là 639,6 tỷ USD. Nguồn dự trữ này được xem là lá chắn tài chính quan trọng để Nga chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Nga đứng thứ 4 thế giới về mức dự trữ vàng, ngoại tệ và SDR

Với gần 640 tỷ USD, hiện Nga đang đứng thứ 4 trên thế giới về mức dự trữ vàng và ngoại tệ, sau Trung Quốc, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, tức trong vòng 7 năm, dự trữ quốc tế của Nga đã tăng gần gấp đôi.

Ngân hàng Trung ương Nga tích cực tăng khối lượng vàng và ngoại tệ dự trữ trong những năm gần đây để tăng tính ổn định của hệ thống tài chính đất nước. Theo số liệu từ Hội đồng vàng thế giới, tính đến ngày 1/1/2022, Nga đang có lượng vàng dự trữ lên đến hơn 2.300 tấn, trị giá hơn 130 tỷ USD.

Ngoài vàng và ngoại tệ, dự trữ của Nga còn bao gồm Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - một phương tiện thanh toán dự trữ do Quỹ Tiền tệ quốc tế phát hành. Lượng SDR mà Nga nắm giữ đã tăng đáng kể, từ 7 tỷ USD vào năm 2014 lên 24,6 tỷ USD vào năm 2020.

Kể từ năm 2014, Nga đã giảm nắm giữ USD, thay vào đó tích lũy vàng và các loại tiền tệ không phải của Mỹ, trong đó có đồng Euro và Nhân dân tệ. Đây được xem là một phần trong chiến lược "phi đôla hoá nền kinh tế" của Nga nhằm giảm tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nếu như đầu năm 2018 Nga sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 100 tỷ USD thì đến tháng 11/2020 chỉ còn 6 tỷ USD. Điều này được thực hiện nhằm đối phó với những rủi ro về một cú đánh vào dự trữ đồng USD.

Các chuyên gia cho rằng, nếu đột nhiên Nga bị chặn nhận ngoại tệ thì dự trữ ngoại hối hiện có của Ngân hàng Trung ương có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ cần thiết từ nước ngoài.

Nga có một tấm đệm an toàn rất lớn và sẽ tồn tại được đến 19 tháng trong điều kiện không có xuất khẩu. Đây là mức ngang với Nhật Bản, hơn Trung Quốc và gấp 6 - 8 lần Pháp, Đức, Anh và cả Mỹ.

Dự trữ quốc tế càng lớn cơ hội vượt qua khủng hoảng càng dễ dàng. Theo các chuyên gia tài chính, với việc tích trữ vàng và ngoại hối, Chính phủ Nga đang chuẩn bị tốt hơn cho một tương lai đầy biến động.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...