Tiền điện tử có thể trở thành "mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu"

Uỷ ban Ổn định Tài chính đang thúc giục các nhà hoạch định chính sách sớm vào cuộc để giải quyết các lo ngại xung quanh tiền điện tử.
Tiền điện tử có thể trở thành "mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu"

Các nhà quản lý tài chính quốc tế hiện đang bắt đầu lo lắng rằng thị trường tiền điện tử có thể phát triển thành mối đe dọa đối với các hệ thống tài chính và nền kinh tế trên toàn thế giới.

Theo CNN, Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) đã viết trong một báo cáo mới rằng thị trường tiền điện tử “phát triển nhanh” có thể sớm trở thành “mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu” do sự biến động, quy mô và mối quan hệ ngày càng tăng với hệ thống tài chính chính quy. Thúc giục các nhà hoạch định chính sách vào cuộc và tham gia, uỷ ban nhấn mạnh rằng “rủi ro về ổn định tài chính có thể nhanh chóng leo thang”.

FSB tiếp tục: “Các ngân hàng quan trọng có hệ thống và các tổ chức tài chính khác ngày càng sẵn sàng thực hiện các hoạt động và tiếp cận với các tài sản tiền điện tử. Nếu quỹ đạo tăng trưởng hiện tại về quy mô và tính liên kết giữa các tài sản tiền điện tử với các tổ chức này vẫn tiếp tục, thì điều này có thể ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính toàn cầu.”

Nhìn lại năm 2008, Uỷ ban cũng chỉ ra rằng mặc dù thị trường tiền điện tử tương đối nhỏ so với các thị trường chứng khoán truyền thống, nhưng sự sụp đổ có thể gây ra các phản ứng dây chuyền không mong muốn trong các ngành khác. 

Hiện tại, Quốc hội Hoa Kỳ đang dần xem xét tiền điện tử, với hy vọng ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khác xảy ra do thiếu hỗ trợ về mặt pháp lý. Đầu tháng này, họ đã tổ chức một phiên điều trần về stablecoin, nhưng ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho rằng vẫn sẽ còn một thời gian nữa trước khi các nhà lập pháp tham gia vào bất kỳ cách thức nào mang ý nghĩa tiên quyết. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…