Cụ thể, theo bảng BCTC của ngân hàng Eximbank, thu nhập lãi thuần quý 4/2022 đạt 1.437 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng chú ý, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng vọt đạt 254,86 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 639,87 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngân hàng Eximbank đã bị lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, âm 26,37 tỷ đồng. Và chi phí hoạt động cũng tăng lên 78%, đạt 1.218 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ, lợi lợi nhuận trước thuế đạt 528,32 tỷ đồng, tăng 121% so với cùng kỳ năm 2021 (238,78 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 403,59 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung cả năm 2022, ngân hàng Eximbank thu được 3.709 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, gấp 3 lần năm trước, tương đương tăng 208%, nhờ tăng tất cả nguồn thu và giảm mạnh chi phí dự phòng.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này đạt 5.591 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2021; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 2.195 tỷ đồng, tăng 74% so với năm 2021; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 54%, lên 394,21 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng 69%, đạt 428 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Eximbank tăng 205 tỷ đồng, đạt 965,44 tỷ đồng. Do lãi tăng, nên tăng cả chi phí dự phòng rủi ro lên 103,59 tỷ đồng.
So với kế hoạch 2.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho cả năm 2022, ngân hàng Eximbank đã vượt kế hoạch đến 48%.
Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản ngân hàng Eximbank tăng 12% so với đầu năm, đạt 185.045 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 14%, đạt 130.505 tỷ đồng, tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước tăng 64% (5.584 tỷ đồng); tiền gửi khách hàng tăng 8%, đạt 148.614 tỷ đồng.
Chất lượng nợ vay tại thời điểm cuối năm cũng cải thiện hơn khi tổng nợ xấu tính đến 31/12/2022 tăng nhẹ 4% so với đầu năm, lên mức 2.347 tỷ đồng. Có sự dịch chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn và nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn với kết quả kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ mức 1,96% đầu năm xuống còn 1,8%.