Ngân hàng nào đang “ôm” nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất?

Tính đến ngày 30/6, Techcombank là ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu nhất với gần 61.000 tỷ đồng, chiếm 25% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng này.
Ngân hàng nào đang “ôm” nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất?

Trong đó, số chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế (TCKT) phát hành sẵn sàng để bán tại Techcombank là hơn 45.000 tỷ đồng, tăng tới hơn 7.100 tỷ (tăng 18,6%) so với hồi đầu năm. Cùng với đó, số dư chứng khoán nợ của các TCKT giữ đến ngày đáo hạn của ngân hàng cũng hơn 14.400 tỷ, giảm 5.800 tỷ đồng tức giảm 28,7% so với đầu năm. Số trái phiếu doanh nghiệp tại mục chứng khoán kinh doanh là 800 tỷ đồng.

Techcombank hiện nắm giữ lượng lớn trái phiếu của Tập đoàn Vingroup và tiến hành bán lượng trái phiếu này cho tệp khách hàng cá nhân "khổng lồ" của ngân hàng này. Bên cạnh Vingroup, Techcombank cũng mua và phân phối trái phiếu của nhiều doanh nghiệp khác theo cách tương tự.

Theo sau Techcombank là BIDV có số dư trái phiếu doanh nghiệp hơn 22.000 tỷ, giảm nhẹ 6% so với hồi đầu năm. Các ngân hàng sở hữu nhiều trái phiếu doanh nghiệp khác có thể kể đến VietinBank (hơn 19.000 tỷ), SHB (hơn 16.000 tỷ), MBBank (hơn 15.000 tỷ), VPBank (hơn 8.000 tỷ), Vietcombank (hơn 7.000 tỷ), TPBank, HDBank với lần lượt trên 6.300 tỷ đồng và 5.600 tỷ đồng…

Các ngân hàng sở hữu lượng trái phiếu doanh nghiệp cỡ trên dưới 4.000 tỷ đồng là ABBank, MSB, VIB và SeABank. Các ngân hàng còn lại sở hữu lượng trái phiếu không quá đáng kể, thậm chí một số ngân hàng như Sacombank, ACB, BacABank, NamABank, Kienlongbank, Saigonbank gần như không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm, MBBank là ngân hàng gia tăng mua trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất. Cuối tháng 6, số dư chứng khoán nợ do các TCKT phát hành ở mục chứng khoán đầu tư của ngân hàng này đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 76% so với đầu năm. Ngân hàng này đã tất toán sạch trái phiếu VAMC nên hơn 15.000 tỷ đồng nói trên chủ yếu là trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành.

Đáng chú ý, MB còn nhiều lần "ôm trọn" các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Chẳng hạn, từ ngày 3/6-31/7/2019, nhà băng này đã mua trọn 550 tỷ đồng trái phiếu do BĐS Phát Đạt phát hành. Trước đó, MB cũng mua 100 tỷ đồng trái phiếu của Cáp treo Bà Nà, 180 tỷ đồng trái phiếu của PQC Convention,…

Vừa qua, NHNN đã phát hành văn bản cảnh báo về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng. NHNN cho biết hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trong nước nói chung còn tiềm ẩn rủi ro khi một số ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh.

Cùng với đó, số dư đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản lớn khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Một số ngân hàng đầu tư trái phiếu với mục đích khác ở mức cao và biến động lớn, khó kiểm soát. Ngoài ra, một số ngân hàng tiếp tục đầu tư trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành trong năm 2019.

Bình luận xung quanh vấn đề này, theo Giám đốc bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của một ngân hàng lớn hiện nay , về nguyên tắc cá nhân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bất động sản rủi ro cao, vì doanh nghiệp bất động sản vay không có tài sản bảo đảm, khách hàng không quản lý dòng tiền thu được từ dự án bất động sản.

Đối với các tổ chức ngân hàng đầu tư vào trái phiếu, các doanh nghiệp bất động sản vay có tài sản bảo đảm, tài sản đó là dự án, ngân hàng kiểm soát được dòng tiền xem có sử dụng đúng mục đích không, thậm chí còn quản lý được dòng tiền thu được từ dự án.

Nhấn mạnh về nguyên nhân NHNN ban hành công văn, vị giám đốc này cho biết do các ngân hàng thương mại mặc dù giữ tài sản bảo đảm nhưng luôn định giá vốn. Ngân hàng thương mại kiểm soát dòng tiền đầu tư trái phiếu thì hời hợt để doanh nghiệp mang tiền đi làm việc khác, không đưa vào dự án, vẽ dự án ma để bán trái phiếu.

“Tuy nhiên, xu hướng cá nhân hiện nay vẫn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, vì họ chọn trái phiếu thời hạn ngắn của các doanh nghiệp bất động sản đang có uy tín, làm ăn có lãi trên thị trường. Quan điểm của họ cho rằng chưa thể sập ngay được trong vòng vài năm. Còn các trái phiếu của nhiều doanh nghiệp khác mới, chưa có uy tín thì không nên mua”, vị giám đốc này nói.

 >> Một “doanh nghiệp A*”đã mua 100 tỷ đồng trái phiếu Vietinbank

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...