Ngân hàng Nhà nước: Chấn chỉnh hoạt động thu nợ của FE Credit sau vụ khách hàng tự tử

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu rà soát, chấn chỉnh ngay hoạt động cấp tín dụng, thu hồi nợ tại: VPBank, FE Credit, HD SAISON, Shinhan Finance... sau thông tin về một khách hàng vay nợ tại FE Credit nhảy sông tự tử.
Ngân hàng Nhà nước: Chấn chỉnh hoạt động thu nợ của FE Credit sau vụ khách hàng tự tử

Ngày 29/6, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các công văn số 4660/NHNN- TTGSNH và 4661/NHNN- TTGSNH yêu cầu làm rõ việc tuân thủ quy định của pháp luật, rà soát, chấn chỉnh ngay hoạt động cho vay, thu hồi nợ của Công ty tài chính TNHH một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) gây bức xúc cho dư luận gần đây. 

Cụ thể, rà soát toàn bộ các quy định nội bộ của FE Credit về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ, các thỏa thuận với các đối tác về thu nợ, bán nợ để bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và các quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời, FE Credit phải chấn chỉnh toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, bao gồm việc xét duyệt, cấp tín dụng; theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ; thỏa thuận và việc thực hiện thỏa thuận của FE Credit với các đối tác thu hồi nợ.

Tất cả hoạt động trên phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, trường hợp phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của FE Credit.

Trước đó, thị trường lan truyền thông tin về một người đàn ông có tên Lê Thành Tâm (trú tại quận Gò Vấp, TP. HCM) đã nhảy sông tự tử vào ngày 21/6 sau khi bị một nhóm côn đồ đến nhà đòi nợ, đe dọa, gây sức ép trả nợ... 

Ngay sau sự việc này, Công ty tài chính FE Credit đã phát đi thông báo xác nhận có một khách hàng vay tiền tại công ty là ông Lê Thành Tâm (quận Gò Vấp, TP.HCM). Qua kiểm tra, ông Tâm hiện đang có 2 khoản nợ quá hạn với tổng dư nợ là 51 triệu đồng tại FE Credit (số ngày quá hạn của 2 hợp đồng lần lượt là 257 ngày và 347 ngày).

Ngoài ra, ông Tâm còn có nợ xấu tại 3 công ty tài chính khác với tổng dư nợ hơn 83 triệu đồng.

Theo quy định của FE Credit, các khoản nợ xấu (trên 180 ngày) sẽ được chuyển cho các đối tác thực hiện việc thu hồi nợ theo thỏa thuận với khách hàng tại hợp đồng tín dụng, tuân thủ theo quy định tại “Luật bảo vệ người tiêu dùng”. Do vậy, FE Credit khẳng định không có việc nhân viên của công ty đến nhà khách hàng Tâm để thu hồi nợ như thông tin lan truyền. 

Trong mảng cho vay tiêu dùng, FE Credit hiện chiếm thị phần lớn với tốc độ tăng trưởng dư nợ rất nhanh, nợ xấu tăng cao. Đáng chú ý, các vụ việc khách hàng khiếu nại về các khoản vay, hành vi thu hồi nợ của công ty này cũng tăng lên, gây bức xúc dư luận. Đã có hơn 100 vụ việc khiếu nại liên quan đến FE Credit, trong đó tập trung chủ yếu vào các giao dịch vay tiền để mua bộ mỹ phẩm, cách thức thu hồi nợ gây bức xúc, hoảng sợ cho khách hàng...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...