Ngân sách phải chi thêm 200 tỷ đồng để mua 182.300 tấn gạo dữ trữ đợt 2

Theo thông tin từ Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Tổng cục DTNN), 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đã tổ chức đấu thầu đợt 2 để mua 182.300 tấn gạo nhập vào kho dự trữ quốc gia.
Ngân sách phải chi thêm 200 tỷ đồng để mua 182.300 tấn gạo dữ trữ đợt 2

Hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước, hồ sơ mời thầu được phát hành trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Nguồn vốn được trích từ ngân sách Nhà nước.

So với giá bình quân của đợt 1, giá gạo thời điểm này đã tăng cao hơn. Dự kiến, ngân sách phải chi thêm 1.100 - 1.470 đồng cho mỗi một cân gạo.

Ước tính để mua 182.300 tấn gạo dự trữ quốc gia năm nay, ngân sách sẽ phải tốn thêm khoảng 200 tỉ đồng, gấp 7 lần so với 27,8 tỉ đồng mà 22 cục DTNN tịch thu tiền bảo lãnh dự thầu của 26 nhà thầu hủy hợp đồng của đợt 1.

Trước đó, hàng loạt doanh nghiệp đã từ chối ký hợp đồng cấp gạo dự trữ quốc gia theo đơn giá mời thầu đợt 1 vào ngày 12/3, chấp nhận bị thu số tiền đảm bảo dự thầu, nhưng lại có tên trong danh sách xuất khẩu gạo tháng 4/2020 lên tới cả ngàn tấn, thậm chí chục ngàn tấn.

Để ngăn chặn việc từ chối hợp đồng như đợt đấu thầu gạo vừa rồi, một loạt cục DTNN đã thông báo nâng giá trị đảm bảo trong hồ sơ mời thầu. Cụ thể, tỉ lệ đặt cọc được nâng từ 3% lên 5% giá trị gói thầu.

Trường hợp hết thời hạn giao hàng mà bên B không giao đủ số lượng hàng thì bị phạt bằng 5% giá trị giao thiếu thay cho mức 1,5 - 3% như quy định trước đó.

Xem thêm

Xuất khẩu gạo: Bài toán về giá và quyền lợi quốc gia

Xuất khẩu gạo: Bài toán về giá và quyền lợi quốc gia

Sự "lúng túng" của Bộ Công Thương về quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo khiến thị trường chịu nhiều biến động. Tuy nhiên, đây lại là bài học về việc quản lý thị trường và ứng phó với biến động thị trường trong thời kỳ khủng hoảng của dịch bệnh.
Xuất khẩu gạo: Thừa thủ tục, thiếu minh bạch

Xuất khẩu gạo: Thừa thủ tục, thiếu minh bạch

Không có gì rối rắm như điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua. Cả ba bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương đều có vai trò và có tiếng nói trong công việc này.
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra xuất khẩu gạo

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra xuất khẩu gạo

Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo để làm rõ có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực nhằm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường, không tính hạn ngạch

Đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường, không tính hạn ngạch

Sáng nay, Bộ Công Thương đã chủ trì Hội nghị về việc rà soát lượng gạo hàng hóa tồn đọng tại cảng nhằm phục vụ công tác điều hành XK gạo. Lãnh đạo nhiều địa phương tại ĐBSCL và các DN tham dự cùng đồng loạt đề xuất cho XK trở lại và không tính hạn ngạch.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...