Phát triển nhiệt điện khí là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Chỉ còn 7 năm nữa để thực hiện quy hoạch điện VIII nhưng bài toán giá cả vẫn là một nút thắt khó tháo gỡ…
Ngọc Nhi
Chỉ còn 7 năm để thực hiện quy hoạch điện VIII nhưng vấn đề giá cả vẫn chưa có cách giải quyết
Sáng 14/12, báo điện tử VOV đã phối hợp tổ chức diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam”. Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, điện khí chỉ thực sự phát triển khi giải xong bài toán về giá.
LNG GIÚP NGÀNH ĐIỆN XANH HƠN
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho biết, tại quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí sẽ chiếm tới 24,8% tổng công suất toàn hệ thống phát điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện.
Đồng thời, phát triển mạnh mẽ nhiệt điện khí LNG trong tương lai chắc chắn sẽ giúp ngành điện phát triển xanh hơn và hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than vốn chiếm tỷ lệ khá cao trong hệ thống hiện nay.
Cụ thể, điện khí là nguồn điện ổn định duy nhất không bị ảnh hưởng bởi thời tiết so với thủy điện, điện gió, điện mặt trời. Ưu điểm của loại hình này là đảm bảo cấp điện ổn định và giảm thiểu tác động tới môi trường. Nhiệt điện khí đang được xem là một trong những giải pháp quan trọng và xu hướng tất yếu trong chính sách bảo đảm an ninh năng lượng khi các nguồn tài nguyên truyền thống như thủy điện, than, dầu khí đang trên đà suy giảm...
LNG được coi là “nhiên liệu cầu nối” trong quá trình chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các loại nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường hơn nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia. Việc đưa LNG vào sử dụng còn là phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26 về xu hướng sử dụng nhiên liệu giảm phát thải.
Diễn đàn "Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam"
Bên cạnh đó, một thuận lợi quan trọng cho phát triển điện khí LNG ở Việt Nam là Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành đều rất quan tâm đến việc phát triển thị trường này. Chính phủ đang trong quá trình xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách để có thể đưa LNG vào Việt Nam.
Theo nghị quyết số 55-NQ/TƯ về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nhiệm vụ phát triển công nghiệp khí là ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí hóa lỏng. Đồng thời, chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng khí hóa lỏng, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống.
Cũng theo ông Phong, cả nước hiện có 13 dự án điện LNG đã được Thủ tướng phê duyệt trong danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện. Đây sẽ là một trong các nguồn giúp bảo đảm cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.
Để đáp ứng quy hoạch điện VIII, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã bắt đầu đưa kho cảng LNG Thị Vải tại khu vực Đông Nam Bộ vào vận hành từ tháng 7/2023 với công suất giai đoạn 1 là 1 triệu tấn/năm và đang triển khai giai đoạn 2 nâng công suất lên 3 - 5 triệu tấn/năm vào năm 2026.
Ở khu vực Nam Trung Bộ, PV GAS cùng với Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) đang triển khai dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ để đưa vào vận hành, khai thác từ năm 2026, với công suất giai đoạn 1 là 3,6 triệu tấn/năm và giai đoạn 2 nâng công suất lên 6 triệu tấn/năm.
Đối với khu vực Bắc Bộ, PV GAS đang có kế hoạch đầu tư kho cảng LNG phía Bắc với công suất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm và giai đoạn 2 là 6 triệu tấn/năm.
LOAY HOAY VỚI BÀI TOÁN GIÁ
Phát triển điện khí LNG là phù hợp với chủ trương của Việt Nam trong quy hoạch điện VIII. Tuy nhiên, ông Phong cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay của điện khí LNG vẫn là giá thành cao hơn rất nhiều so với giá bán lẻ điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bán ra cho nền kinh tế.
Hiện nay, Bộ Công Thương vẫn chưa ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện khí LNG. Việc cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm từ phía EVN và bao tiêu sản lượng khí hàng năm chưa có cũng khiến nhà đầu tư lo hiệu quả của dự án.
"Hơn nữa, việc cam kết sản lượng điện phát và tiêu thụ khí hàng năm sẽ là cơ sở để các ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho dự án, cũng như dự án mua được nguồn LNG giá tốt thông qua hợp đồng mua LNG dài hạn để giá điện rẻ hơn", TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
“Nếu không tháo gỡ được nút thắt lớn nhất là giá điện LNG thì các dự án điện khí được dự báo sẽ còn khó triển khai. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung ứng điện trong tương lai”.
TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, giá thành điện khí LNG vẫn cao do nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện phụ thuộc giá nhập khẩu. Giá LNG tăng cao sẽ tác động đến giá thành sản xuất điện tại Việt Nam. Đây sẽ là khó khăn khi EVN ký các hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư do Tập đoàn này phải mua đắt bán rẻ theo giá chỉ đạo của Chính phủ.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi khó lường, giá nhiên liệu khí hóa lỏng biến động thất thường và chiếm tỷ lệ từ 70 - 80% giá thành điện năng sản xuất. Việc xây dựng cơ chế giá điện phù hợp để thích nghi với những thay đổi giá nhiên liệu nhưng không tác động quá lớn tới giá bán lẻ điện là thách thức rất lớn với Việt Nam.
Theo TS. Nguyễn Huy Hoạch, Hội đồng khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hiện chưa có khung giá phát điện của các dự án điện LNG nên cũng chưa biết nên đàm phán mức bao nhiêu là hợp lý. Nếu chỉ nhìn với mức giá LNG trên thế giới trong thời gian qua thì giá mua điện từ nguồn điện khí LNG sẽ cao hơn rất nhiều so với giá bán lẻ điện mà EVN bán ra cho các hộ tiêu thụ điện, các cơ quan giám sát tài chính của EVN khó lòng chấp nhận được nên EVN cũng chẳng thể quyết được việc mua bán này.
Nếu mức giá LNG lên tới 40 - 50 USD/1 triệu BTU thì có lẽ sẽ không còn phù hợp để lựa chọn dạng năng lượng này để tăng công suất phát cho hệ thống trong giai đoạn hiện nay đến năm 2030.
"Ngoài ra, việc cam kết về chuyển đổi ngoại tệ, bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho EVN và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt PPA, chuyển giá LNG sang giá bán điện, bao tiêu sản lượng điện… nhằm tới mục tiêu đảm bảo hiệu quả của dự án khi chưa có giá điện được xác định chính thức cũng là vấn đề cần được xem xét thấu đáo", ông Hoạch nêu quan điểm.
The Coffee House, một trong những chuỗi cà phê nổi tiếng tại Việt Nam, gần đây đã vướng vào tin đồn bị "ông trùm" ngành F&B Golden Gate mua lại, tin đồn này đã khiến nhiều người không khỏi tò mò về tình hình kinh doanh thực tế của The Coffee House…
Thị trường trái cây nhập khẩu Việt Nam vừa đón nhận một tin vui khi mận Úc đã chính thức ra mắt, với hương vị đặc trưng, mận Úc hứa hẹn sẽ chinh phục khẩu vị của người tiêu dùng Việt…
Giá vàng thế giới tăng cao bất chấp đồng USD có xu hướng mạnh lên khi kỳ vọng về nhu cầu đối với kim loại quý tiếp tục được duy trì. Trong nước, vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng/lượng…
Chương trình livestream sản vật địa phương chính thức diễn ra không chỉ là dịp để người dân địa phương trải nghiệm mà còn là cầu nối đưa nông sản Việt vươn xa nhờ công nghệ livestream hiện đại…
Việc Mỹ áp dụng các biện pháp "hàng rào" thuế quan đang đặt ra không ít thách thức cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, liệu rằng ngành thủy sản có thể vượt qua những thách thức này để duy trì đà tăng trưởng…
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một lãnh đạo Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Hiếu Khánh (Công ty XNK Hiếu Khánh) vì hành vi buôn bán, tàng trữ hàng cấm...
Thị trường trái cây Việt Nam đang chứng kiến sự đổ bộ của trái cây nhập khẩu với mức giá vô cùng hấp dẫn, điển hình như cherry Chile, một loại trái cây cao cấp, nay đã có mặt tràn lan trên thị trường…
Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang trở nên sôi động khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, từ đó hình thành nên cuộc đua khốc liệt giữa các "ông lớn" công nghệ, không ngừng so găng để giành vị trí số một…
Giá vàng liên tục dao động trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, từ dữ liệu lạm phát của Mỹ, kỳ vọng lãi suất cũng như căng thẳng thương mại toàn cầu….
Một chương mới đã mở ra trong hoạt động quản lý thị trường khi Tổng cục Quản lý thị trường chính thức kết thúc hoạt động và chuyển đổi sang mô hình sáp nhập mới…
Trong cuộc đua khốc liệt của ngành F&B, các thương hiệu lớn như Starbucks, McDonald's hay KFC luôn là những cái tên được nhắc đến đầu tiên, tuy nhiên, một thương hiệu đã nổi lên và đang dần thay đổi cục diện thị trường…
Bên cạnh sự bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử thì thực tế vẫn có một số bộ phận không nhỏ các các nhân, tổ chức hoạt động kém hiệu quả trong lĩnh vực này và buộc phải rời khỏi cuộc chơi…
Hệ thống Kiểm soát Nhập khẩu 2 (ICS2) của Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở rộng sang tất cả các phương tiện vận tải, bao gồm cả đường bộ và đường sắt, ngoài các yêu cầu hiện có đang áp dụng cho hàng không, đường biển và đường thủy nội địa...