Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn tên miền ".vn"

Giới phân tích cho rằng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi thế đặc trưng của tên miền “.vn” để đăng ký và sử dụng cho trang web của mình.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn tên miền ".vn"

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), số tên miền “.vn” lũy kế tính đến tháng 5-2018 là 444.862, tăng 10,16% so với cùng kỳ năm 2017. Đặc biệt, chỉ tính riêng trong tháng 5, tên miền cấp quốc gia “.vn” đã ghi nhận con số phát triển mới đạt 13.695 tên miền, tăng trưởng so với cùng kỳ đạt 6,95%.

Theo môt chuyên gia khi sử dụng tên miền “.vn”, doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm không bị đánh cắp tên miền bởi tên miền này được pháp luật Việt Nam bảo vệ, toàn vẹn quyền sử dụng và không thể bị xâm phạm bởi chủ thể khác. Cũng vì vậy, thương hiệu tên miền “.vn” như một con tem bảo hành “hàng Việt chất lượng cao”, song hành và nâng tầm thương hiệu Việt trên môi trường mạng.

"Ngoài lợi thế được pháp luật bảo vệ, tên miền “.vn” còn được đảm bảo an toàn với các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật mở rộng như DNSSEC hay Registry Lock, tránh các nguy cơ tấn công, thay đổi thông tin liên hệ hoặc can thiệp thay đổi máy chủ DNS chuyển giao.

Bàn về xu hướng sử dụng tên miền ở thời điểm hiện tại, ông Huỳnh Ngọc Duy, Giám đốc điều hành Công ty CP Mắt Bão, nhà đăng ký tên miền “.vn”, cũng cho rằng để bảo vệ doanh nghiệp trên Internet, việc lựa chọn tên miền phù hợp là cái cần ưu tiên hàng đầu. "Có rất nhiều lựa chọn ở thời điểm hiện tại, nhưng “.vn” vẫn luôn là phương án tối ưu bởi tính an toàn, độ tin cậy cao và lợi thế trong việc tìm kiếm cũng như quảng bá ở trong nước”, ông Duy nói.

Theo các chuyên gia công nghệ, trong bối cảnh an ninh mạng tại Việt Nam đang có nhiều biến chuyển, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cần chủ động “đổi mới mình” để thích nghi với những sự thay đổi và việc sử dụng tên miền “.vn” được xem là bước đi quan trọng.

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...