Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip

Mới đây, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an đã phối hợp với một số ngân hàng, triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) có gắn chip.

Nếu như trước đây người dùng chỉ sử dụng duy nhất mật khẩu để xác nhận thông tin khi rút tiền bằng thẻ ngân hàng ATM, thì giờ đây khách hàng có thể quét thẻ CCCD tại ATM để rút tiền một cách dễ dàng. Cụ thể, khi quét thẻ CCCD tại ATM, hệ thống ngay lập tức kiểm tra và đối chiếu thông tin trên CCCD. Sau đó, việc xác nhận thông tin chính chủ sẽ được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học của khách hàng bằng hình thức: quét khuôn mặt và vân tay sẽ hạn chế tối đa những nguy cơ giả mạo có thể xảy ra.

Theo Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, Bộ Công an, việc triển khai ứng dụng CCCD gắn chip thay thế thẻ ngân hàng đang được thực hiện thí điểm với một số ngân hàng lớn.

Trước mắt, việc này sẽ triển khai tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh. Dự kiến, trong thời gian tới sẽ triển khai mở rộng trên toàn hệ thống. Hiện tại, người dân Hà Nội và Quảng Ninh đã có thể trải nghiệm dịch vụ này.

Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, Bộ Công an cho biết thêm, việc triển khai thành công ứng dụng căn cước công dân gắn chip trên các giao dịch tự động sẽ hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xác thực khách hàng, giảm thời gian tác nghiệp của cán bộ, loại bỏ các rủi ro giả mạo, sai sót trong quá trình tác nghiệp so với kiểm tra đối chiếu chứng minh thư thông thường trước đây.

Bên cạnh đó, việc rút tiền bằng CCCD gắn chip còn giúp cắt giảm các thủ tục hành chính cho người dân khi không phải mang nhiều giấy tờ khác. So với CMND, CCCD sử dụng mã vạch, CCCD gắn chip điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...