Người dùng Iphone cần làm gì khi bị phần mềm gián điệp tấn công trước thông tin cảnh báo từ Apple?

Theo TechCrunch, Apple đã gửi thông báo đến người dùng tại 92 quốc gia vào trưa ngày 11/4 theo giờ Việt Nam. Theo đó, nhà sản xuất iPhone cảnh báo người dùng rằng họ có thể là mục tiêu của một cuộc tấn công từ một loại phần mềm gián điệp đánh thuê...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Người dùng Iphone cần làm gì khi bị phần mềm gián điệp tấn công trước thông tin cảnh báo từ Apple?
Người dùng Iphone cần làm gì khi bị phần mềm gián điệp tấn công trước thông tin cảnh báo từ Apple?

Apple cho biết họ đã gửi cảnh báo tới các cá nhân sử dụng iPhone ở 92 quốc gia do mối đe dọa này, tuy nhiên phía "nhà táo" không tiết lộ danh tính những kẻ tấn công hoặc quốc gia nơi người dùng nhận được thông báo.

Theo nhận định từ phía Apple, các cuộc tấn công này tương tự như Pegasus của NSO Group, nên được đánh giá là cực kỳ hiếm và phức tạp, không giống như các cuộc tấn công mạng thông thường.

Những cuộc tấn công bằng phần mềm gián điệp đánh thuê được thực hiện bởi các nhóm tin tặc có nguồn lực tài chính mạnh, nhắm mục tiêu vào một số ít cá nhân cụ thể và thường có thời gian tồn tại ngắn, khiến chúng khó bị phát hiện và ngăn chặn.

Một số chuyên gia về bảo mật, đơn vị tư vấn an ninh mạng đã đưa ra lời khuyên trước tình huống trên, dưới đây là một số biện pháp tăng cường bảo mật cho Iphone:

Cập nhật phần mềm thường xuyên: Apple thường xuyên phát hành các bản cập nhật phần mềm để vá các lỗ hổng bảo mật. Việc cập nhật lên phiên bản mới nhất là điều cần thiết để bảo vệ thiết bị di động.

Thay đổi mật khẩu: Nếu nghi ngờ tài khoản bị xâm phạm, người dùng nên thay đổi mật khẩu trên tất cả tài khoản quan trọng của mình để bảo vệ thiết bị khỏi việc xâm nhập trái phép; không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, đồng thời thiết lập mật khẩu mạnh và khó đoán.

Khởi động lại thiết bị: Phần lớn các trường hợp lây nhiễm phần mềm độc hại dường như dựa trên việc khai thác lỗ hổng zero-day; do đó, khởi động lại thiết bị di động cũng có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công dựa trên lỗ hổng zero-day.

Cẩn thận với các liên kết độc hại: Phần mềm gián điệp thường sử dụng các liên kết độc hại để lan truyền. Người dùng cần tránh nhấp vào các liên kết không rõ nguồn gốc và không tải xuống các ứng dụng từ các trang web không đáng tin cậy.

Chỉ tải xuống ứng dụng từ nguồn chính thức: Phần lớn phần mềm gián điệp và phần mềm độc hại được tìm thấy bên ngoài các ứng dụng Google Play và Apple Store, vì vậy hãy thận trọng và hạn chế việc tải xuống ứng dụng từ các nguồn bên ngoài Google Play hoặc App Store.

Bật xác thực hai yếu tố: Xác thực hai yếu tố (2FA) sẽ thêm một lớp bảo mật bổ sung cho tài khoản Apple ID của bạn. Khi 2FA được bật, bạn sẽ cần nhập mã xác minh được gửi đến thiết bị của bạn ngoài mật khẩu khi đăng nhập.

Nếu tất cả những cách trên đều thất bại, hãy khôi phục cài đặt gốc, việc thực hiện khôi phục cài đặt gốc và cài đặt lại thiết bị sẽ xóa sạch dữ liệu, ứng dụng (trong đó có cả những ứng dụng phần mềm độc hại) trên thiết bị, nhưng đây là cách thức hiệu quả nhất có thể loại bỏ phần mềm gián điệp.

Có thể bạn quan tâm