Người phụ nữ ngồi sau Donald Trump trong vụ ám sát trở nên nổi tiếng vì hành vi kỳ lạ

Một người phụ nữ ngồi sau Donald Trump khi ông sống sót sau vụ ám sát ở Pennsylvania đã khiến cộng đồng mạng “dậy sóng” vì hành vi kỳ lạ của mình...

Đoạn clip sau khi đăng tải trên mạng xã hội đã lan truyền chóng mặt cũng như khiến nhiều “thuyết âm mưu” được dàn dựng ngay sau vụ ám sát Donald Trump chiều 13/7 (giờ địa phương) tại cuộc mít tinh ở thành phố Butler thuộc bang Pennsylvania (Mỹ) xảy ra.

Theo phản xạ, nhiều người đều cúi xuống đất vì lo sợ cho mạng sống của mình thì một người phụ nữ không rõ danh tính đã có “hành động kỳ lạ”. Đoạn phim ghi lại cảnh một người phụ nữ đeo kính râm, mặc áo sơ mi trắng và đội mũ đen đã rút điện thoại ra sau khi tiếng súng vang lên.

Những hình ảnh này đã tiếp thêm sức mạnh cho một số “thuyết âm mưu” điên rồ đang được chia sẻ sau vụ xả súng. Một bài đăng trên X, kêu gọi mọi người "chú ý kỹ" đến người phụ nữ, đã được xem đến hơn 19 triệu lần.

nguoi-phu-nu-ngoi-sau-donald-trump-trong-vu-am-sat-tro-nen-noi-tieng-vi-hanh-vi-ky-la-4753.jpg
Người phụ nữ đội mũ đen ngồi sau Donald Trump đang gây ra “dậy sóng” trên mạng xã hội vì hành vi kỳ lạ

Một bài đăng lan truyền khác có nội dung: “Tiếng súng vang lên và bản năng đầu tiên của cô ấy là rất, rất bình tĩnh rút điện thoại ra và quay lại toàn bộ cảnh tượng. Bạn có thấy đó là hành vi bình thường không?”,

Một số người dùng X thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng người phụ nữ đã "gật đầu" trước khi tiếng súng đầu tiên vang lên - một người còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng người phụ nữ đó là "đồng phạm", mặc dù không đưa ra bằng chứng nào để hỗ trợ cho cáo buộc vô lý này.

Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng thái độ bình tĩnh của người phụ nữ này là do các vụ xả súng hàng loạt đang diễn ra quá phổ biến ở Mỹ. “Chúng ta tê liệt với bạo lực súng đạn ở Mỹ đến mức này sao? Hãy nhìn người phụ nữ mặc đồ trắng đội mũ đen ngay sau Trump”, một người dùng mạng xã hội cho biết.

“Thay vì ẩn nấp hoặc - tôi không biết - bảo vệ đứa trẻ phía sau mình - cô ấy lấy điện thoại ra và bắt đầu ghi hình”, một ý kiến khác được bình luận trong bài được đăng trên mạng xã hội.

Vụ ám sát vừa qua đã tạo ra vô số tuyên bố phản ánh những bất ổn đáng sợ xung quanh vụ tấn công, cũng như bầu không khí căng thẳng của nước Mỹ. Việc những suy đoán hoang đường bùng nổ khi người Mỹ tìm kiếm tin tức về vụ xả súng trên Internet là dấu hiệu mới nhất cho thấy mạng xã hội đã nổi lên như một nguồn thông tin chính thống và cả thông tin sai lệch đối với nhiều người dân Mỹ.

Theo PeakMetrics, một công ty an ninh mạng theo dõi các câu chuyện trực tuyến, số lượng đề cập đến vụ ám sát ông Donald Trump trên mạng xã hội cao gấp 17 lần mức trung bình. Nhiều trong số những lần đề cập đó là để bày tỏ sự thông cảm với ông Trump hoặc kêu gọi đoàn kết. Nhưng cũng không thiếu nhiều người khác lại đưa ra những tuyên bố vô căn cứ và hoang đường.

Được biết, Cơ quan Mật vụ Mỹ đã bác bỏ những tuyên bố lan truyền trên mạng xã hội rằng chiến dịch tranh cử của ông Trump đã yêu cầu tăng cường an ninh trước cuộc mít tinh bị từ chối. Bên cạnh đó, Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết, họ tin rằng kẻ nổ súng, Thomas Matthew Crooks, mang theo vật liệu chế tạo bom trong chiếc xe lái đến cuộc mít tinh đã hành động một mình.

Vụ việc đã khiến 2 khán giả bị thương nặng, trong khi cựu chỉ huy cứu hỏa khu vực, Corey Comperatore đã tử vong. Thống đốc bang Pennsylvania cho biết: “...Comperatore, 50 tuổi, đã hy sinh như một anh hùng khi lao xuống cứu gia đình mình”.

Xem thêm

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

Mỗi cuộc bầu cử đều được coi là bước ngoặt của Hoa Kỳ, đặc biệt là với viễn cảnh của “Trump 2.0”. Những người ủng hộ ông Trump hy vọng vào một cuộc cách mạng. Nhưng với phần lớn các quốc gia và phần còn lại của thế giới, “Trump 2.0” lại có thể là một rủi ro đáng báo động...

Có thể bạn quan tâm