Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng TikTok: Thay đổi quan điểm hay chiến lược chính trị?

Từng có thái độ chỉ trích với TikTok, nhưng mới đây cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức tham gia vào nền tảng và đăng tải video đầu tiên của mình. Dù chưa có thông tin chính thức nhưng một số giả thuyết đã được đặt ra để giải thích cho động thái này…

original-6725.jpg

Tối 1/6, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng tải một video ra mắt trên ứng dụng TikTok từ tài khoản có tích xanh @realDonaldTrump. Trong đó, ông Donald Trump vẫy tay chào người hâm mộ tại trận đấu Ultimate Fighting Championship ở Newark, New Jersey.

Cũng trong video, giám đốc điều hành UFC Dana White đã giới thiệu và xác nhận rằng vị cựu tổng thống bắt đầu TikTok. Ông Donald Trump cũng có phản ứng vui vẻ và đáp lại rằng: “Đây là vinh dự của tôi”.

Đến sáng Chủ nhật, tài khoản của ông Donald Trump trên TikTok đã thu hút được hơn 1,1 triệu người theo dõi và bài đăng đã thu được hơn 1 triệu lượt thích và 24 triệu lượt xem.

TÂM ĐIỂM TRUYỀN THÔNG

Sự tham gia vào TikTok của ông Trump đã thu hút quan tâm lớn từ phía truyền thông và cộng đồng mạng. Mặc dù chưa có thông tin chính thức lý giải cho động thái này nhưng có một số giả thuyết đã được đưa.

Theo đó, đây có thể là một trong những nỗ lực tiếp cận các cử tri tiềm năng – đặc biệt là những người trẻ tuổi – trước cuộc bầu cử vào tháng 11/2024. Điều này càng trở nên đáng chú ý khi TikTok đang nguy cơ bị cấm ở Mỹ nếu không thoát khỏi sự kiểm soát của công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc.

9tzi8ywrz924xe3uhad6dz3efidboiylviror5vlquerrextoczgobkrj9od-gnk3b-cektmtasijj6q0yaysrrg23tfnmdylkwellxwqvmc0z3okwgswwlh7c16nitnxcd6ug-re-wnmifxi5uz7vx1kdpm8shxpr3u6zzoozde98mk1vjjtx5xkbksdelms0m3ap7w2kvelrlegigw-1644.jpeg

Một cố vấn cho chiến dịch tranh cử của ông Trump đã tiết lộ rằng việc tiếp cận trên nhiều nền tảng là rất quan trọng và TikTok có thể là một trong những cách để đạt được mục tiêu này, đặc biệt khi ứng dụng này có đông đảo đối tượng khán giả trẻ tuổi.

Ngoài ra, ông Donald Trump từ xưa đến nay vẫn thường xuyên sử dụng mạng xã hội để giao tiếp trực tiếp với công chúng. Sau khi bị cấm trên nhiều nền tảng khác như Facebook và Twitter, tham gia TikTok có thể là một phần của chiến lược duy trì sự hiện diện truyền thông của mình.

Dù lý do cụ thể vẫn chưa được xác định, nhưng việc gia nhập vào một nền tảng mà ông từng chỉ trích mạnh mẽ nhất định sẽ tạo ra sự chú ý và có thể gây ra tranh cãi. Tuy nhiên, điều này cũng được xem như một "đòn bẩy" giúp ông Trump giữ hình ảnh của mình trong tâm điểm của giới truyền thông và công chúng.

Không chỉ riêng ông Trump, một số cựu cố vấn và đồng minh hàng đầu của ông cũng đã bày tỏ sự ủng hộ TikTok, bao gồm Kellyanne Conway và David Urban. Con trai của ông Donald Trump, Donald Trump Jr., cũng đã bắt đầu sử dụng ứng dụng này vào tuần trước. Anh đã đăng tải một video về lễ nhậm chức của tổng thống El Salvador Nayib Bukele và cảnh hậu trường từ phòng xử án Manhattan, nơi vụ án hình sự của ông Donald Trump đang được xét xử.

Nếu nhìn nhận một cách đơn giản hơn, rất có thể bản thân ông Trump cũng đã có những thay đổi quan điểm về TikTok dù cho “đối thủ” Joe Biden đang ngày càng có phản ứng khắt khe hơn với nền tảng.

Steve Bannon, cựu chiến lược gia chiến dịch tranh cử của Trump cho rằng quan điểm của ông Trump đối với TikTok đã bị ảnh hưởng bởi nhà đầu tư tỷ phú Jeff Yass, người nắm giữ 15% cổ phần của ByteDance và luôn hỗ trợ cho các chiến dịch tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên, chính ông Donald Trump đã nhiều lần nói rằng khi ông gặp gỡ Jeff Yass, hai người họ không hề nói chuyện về ứng dụng này.

CẠNH TRANH CHÍNH TRỊ

Có ý kiến cho rằng việc cựu Tổng thống Donald Trump tham gia TikTok là một tín hiệu tích cực cho ứng dụng này. Một quan chức TikTok từng tiết lộ rằng TikTok đang trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với chiến dịch tranh cử của ông Trump vì tỷ lệ nội dung ủng hộ Trump và Biden trên nền tảng là gần như tương đương.

Trước đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden cũng đã áp đặt những yêu cầu nghiêm ngặt đối với TikTok. Điều này cho thấy cả hai chiến dịch tranh cử đều coi TikTok, với 170 triệu người dùng ở Mỹ, là một trong những yếu tố quan trọng cần có trong chiến dịch tranh cử của họ, bất kể những tranh cãi xung quanh.

Tuy nhiên, ông Donald Trump không phải lúc nào cũng có cái nhìn thiện cảm với TikTok. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã bày tỏ các lo ngại về an ninh quốc gia và bảo mật dữ liệu, đồng thời cố gắng tìm cách cấm nền tảng hoạt động tại Mỹ trừ khi nó được một công ty địa phương mua lại. Những nỗ lực này đã bị toà án liên bang bãi bỏ.

trump-tiktok-biden-newpng-9109.jpeg

Cho đến nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, chính quyền Mỹ đã tiếp tục áp đặt áp lực tương tự lên TikTok để chủ sở hữu của nền tảng này phải xem xét việc thoái vốn.

TikTok và những người ủng hộ đều nói rằng mọi cáo buộc liên quan đến rủi ro an ninh quốc gia hoàn toàn chỉ là giả thuyết và không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Trung Quốc đã truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng TikTok tại Mỹ.

TikTok đã đệ đơn khiếu nại pháp lý đối với đạo luật mà Tổng thống Joe Biden ký vào tháng 4 vừa qua. Các cuộc tranh luận trước tòa (oral argument) giữa TikTok và cơ quan quản lý Mỹ sẽ được lên kế hoạch vào tháng 9 tới.

Trong khi chiến dịch tranh cử của Trump đến với TikTok muộn hơn so với Biden, nhưng ông Trump dường như đang tận dụng tình hình để chỉ trích và đổ lỗi cho Biden về khả năng cấm TikTok. Ông Donald Trump lập luận, mặc dù Bytedance - chủ sở hữu TikTok - vẫn là một mối đe doạ đối với an ninh quốc gia Mỹ, nhưng một lệnh cấm hoàn toàn có thể khiến giới trẻ Mỹ tức giận và vô tình tạo cơ hội cho các công ty khác như Meta thống trị thị trường.

“Có rất nhiều điều tốt và cũng có rất nhiều điều xấu với TikTok. Nhưng điều tôi không thích là nếu không có TikTok, bạn có thể khiến Facebook lớn mạnh hơn và tôi coi Facebook và là kẻ thù của mọi người”, ông Donald Trump từng chia sẻ trên CNBC.

“Để mọi người biết, đặc biệt là giới trẻ, Joe Biden chịu trách nhiệm cho các tranh chấp với TikTok. Ông ta khiến TikTok phải đóng cửa và làm điều đó để giúp những người bạn của mình ở Facebook trở nên giàu có hơn và thống trị thị trường”, ông Trump tiếp tục chỉ trích trên Truth Social vào tháng 5.

Xem thêm

TikTok và YouTube so găng

TikTok và YouTube so găng

TikTok và YouTube từ lâu đã có sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút người dùng và nhà sáng tạo nội dung. Trước đây YouTube từng ra mắt tính năng Shorts khá tương đồng với đặc điểm của TikTok, thì ngày nay nền tảng này cũng nâng thời lượng nội dung lên 60 phút để “kèn cựa” với đối thủ…

TikTok vẫn cứng rắn trước các áp lực từ Mỹ

TikTok vẫn cứng rắn trước các áp lực từ Mỹ

Theo các nguồn tin mà Reuters thu thập được, chủ sở hữu của TikTok có ý định thà chấp nhận ngừng mọi hoạt động tại thị trường Mỹ còn hơn là phải bán ứng dụng cho một doanh nghiệp địa phương…

Chính phủ Mỹ và cuộc chiến chưa hồi kết với TikTok

Chính phủ Mỹ và cuộc chiến chưa hồi kết với TikTok

Hạ viện Mỹ mới đây đã thông qua dự luật cấm ứng dụng TikTok ở nước này, tiến gần tới khả năng một lệnh cấm chính thức có thể sắp thành hiện thực. Tuy nhiên, phía đại diện của TikTok cũng tỏ ra không e ngại, liên tục lên tiếng phản đối cũng như tìm cách để đảo ngược tình thế…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…