Nhân lực ngành sản xuất và kế toán: 1 người cạnh tranh 42 người để có việc làm mới

Thông tin được VietnamWorks - Công ty tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam thuộc tập đoàn Navigos Group công bố với địa bàn thống kê tại hai tỉnh trọng điểm trong ngành sản xuất là Bình Dương và Bắ
Nhân lực ngành sản xuất và kế toán: 1 người cạnh tranh 42 người để có việc làm mới

Theo đó, tỷ lệ cạnh tranh về việc làm hiện nay ở các địa bàn này đang là 1/42, nghĩa là 1 người phải cạnh tranh với 42 người để có được việc làm mới.

Theo báo cáo Thị trường Tuyển dụng trong 6 tháng đầu năm 2017 bao gồm nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung lao động vừa được VietnamWorks công bố, trong khi nhóm nhân lực thuộc cấp cao và cấp trung trong lĩnh vực sản xuất luôn trong khan hiếm, thì nhóm lao động có kinh nghiệm làm việc nhưng chưa có kinh nghiệm quản lý lại rất dồi dào dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh khá cao là 1 người phải cạnh tranh với 50 người.

Nhóm nghề Hành chính/Thư ký và Kế toán vẫn giữ nguyên vị trí dẫn đầu trong tỷ lệ cạnh tranh. Hệ quả dẫn đến sự dư thừa nguồn nhân lực do nhóm sinh viên này được đào tạo vượt quá nhu cầu tuyển dụng của thị trường từ nhiều năm nay. Hiện nay trên cả nước có khoảng 200 trường Đại học và Cao đẳng đào t

ạo nghề kế toán. Theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố từ năm 2016, Kế toán – Kiểm toán luôn nằm trong tình trạng báo động đỏ về dư thừa nhân lực, và sẽ còn dư thừa trong nhiều năm nữa.Tuy vậy, nghề kế toán/kiểm toán vẫn nằm trong danh sách nghề được sinh viên lựa chọn học do lương cao và tương lai có khả năng tìm được việc làm trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Đáng lưu ý là nghề này vẫn có tỷ lệ cạnh tranh cao do tình trạng “thiếu chất lượng, thừa số lượng”.

Nguyên nhân chính do doanh nghiệp trong nước có xu hướng tuyển kế toán đã có kinh nghiệm nhiều năm và nắm chắc kiến thức về luật thuế dẫn đến tỷ lệ sinh viên ra trường tìm được việc rất khó. Theo báo cáo của Navigos Search từ nửa cuối năm 2016, kiểm toán/kế toán hiện đang là lĩnh vực phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám” cao nhất do ứng viên giỏi có cơ hội tốt để dịch chuyển trong khối ASEAN, khiến các doanh nghiệp trong nước gặp thêm nhiều bất lợi để tuyển dụng được ứng viên chất lượng đáp ứng được yêu cầu.

Theo Baodautu.vn

>> Nhu cầu nhân sự CNTT cao nhất trong lịch sử

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...