Nhật Bản sắp chuyển 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam

Ngày 15/6, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo, Nhật Bản sẽ cung cấp 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca sản xuất trong nước cho Việt Nam.
Nhật Bản sắp chuyển 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ tại thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi cho biết, Nhật Bản đã nhận được lời đề nghị hỗ trợ vắc xin từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 4/6 vừa qua, nước này đã chuyển lô vắc xin đầu tiên cho Đài Loan (Trung Quốc). Lần này, trên cơ sở xem xét tình hình dịch Covid-19 và tình hình tiêm chủng, Nhật Bản sẽ viện trợ 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca sản xuất trong nước cho Việt Nam. 

Theo Bộ trưởng Motegi, lô vắc xin này sẽ được chuyển từ Nhật Bản tới Việt Nam vào ngày 16/6. Bộ trưởng Motegi cũng cho biết Nhật Bản sẽ cân nhắc cung cấp thêm vắc xin cho Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan tùy thuộc vào tình hình cung cấp vắc xin cho các quốc gia, khu vực khác và sự lây lan của dịch bệnh trên thế giới cũng như một số yếu tố khác. 

Ngoài Việt Nam, trong tháng 6 và 7/2021, Nhật Bản dự định sẽ viện trợ vắc xin cho 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

TTXVN

Xem thêm

Chuyển đổi số: Góc nhìn từ Nhật Bản

Chuyển đổi số: Góc nhìn từ Nhật Bản

Đầu năm 2007, lần đầu tiên tôi đến Nhật làm việc với vai trò là 1 kỹ sư CNTT. Điều làm tôi choáng ngợp khi thấy tất cả mọi thứ ở Nhật đều đã được tự động hoá 1 cách tỉ mỉ, khiến cho cuộc sống trở nên tiện lợi.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.