Nhiên liệu Sài Gòn chuẩn bị trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 20%

Doanh nghiệp dự kiến chi cổ tức năm 2023 bằng tiền, thời gian chốt danh sách cổ đông là ngày 19/1/2024...

Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (mã chứng khoán: SFC)
Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (mã chứng khoán: SFC)

Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (mã chứng khoán: SFC) đã thông qua nội dung chi trả cổ tức cho năm tài chính năm 2023

Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 20%. Tương ứng mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận 2.000 đồng. Với hơn 11 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nhiên liệu Sài Gòn sẽ chi hơn 22,5 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.

Thời gian chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi cổ tức là ngày 19/1/2024. Hội đồng quản trị giao cho Tổng Giám đốc doanh nghiệp triển khai thực hiện và công bố thông tin theo quy định của pháp luật.

Về kết quả sản xuất kinh doanh trong niên độ từ 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023, Nhiên liệu Sài Gòn ghi nhận doanh thu đạt 1.630 tỷ đồng, tăng nhẹ 12% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính tăng lên mức 4,6 tỷ đồng, trong khi đó doanh nghiệp thu nhập khác đạt 13 tỷ đồng, tăng 3.817%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 35 tỷ đồng tăng 40% so với cùng kỳ.

Nhiên liệu Sài Gòn cho biết, lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ năm trước do doanh nghiệp đã bổ sung hoàn nhập quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường vào khoản thu nhập khác.

Năm 2024, Nhiên liệu Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 29,4 tỷ đồng, giảm 17% so với thực hiện năm 2023 và dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 12% vốn điều lệ.

Tại thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Nhiên liệu Sài Gòn đang dừng ở mức 292 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm. Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp tăng lên mức 106 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 102 tỷ đồng và nợ dài hạn chiếm hơn 4 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2023-12-19-225013-8360.png
Tình hình thị giá cổ phiếu SFC

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/12 cổ phiếu SFC của Nhiên liệu Sài Gòn đang giao dịch ở mức 21.300 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường ước đạt khoảng 239 tỷ đồng.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán ngày 20/12: Giải ngân đối với cổ phiếu ngành thép, bất động sản

Xu thế chứng khoán ngày 20/12: Giải ngân đối với cổ phiếu ngành thép, bất động sản

Nhà đầu tư cân nhắc giải ngân đối với các cổ phiếu cho tín hiệu kiểm tra thành công vùng hỗ trợ và thu hút lực cầu trở lại thuộc các nhóm như thép, bất động sản. Hiện tại, xác suất cao thị trường sẽ sớm xuất hiện các phiên hồi phục và đây sẽ là cơ hội tốt đối với các chiến lược đầu tư giao dịch T+…

Có thể bạn quan tâm

Cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường

Cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường

Nhà đầu tư vẫn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, nhưng cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường trong phiên để có thể kịp thời hành động nếu cổ phiếu chạm ngưỡng chốt lời/cắt lỗ, hoặc nếu thị trường bất ngờ xuất hiện xu hướng mới trong những phiên tới...

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Theo nhận định của ABS, tình hình vĩ mô tháng 9 của Việt Nam sẽ xoay quanh hai vấn đề nóng là siêu bão Yagi và hành động của Fed. ABS cũng thiên về kịch bản VN-Index đi ngang trong biên độ 1.165 - 1.185 đến 1.300 điểm...

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Nhiều khả năng kịch bản vận động đi ngang với thanh khoản thấp vẫn diễn ra trong những phiên tới, tuy nhiên với xu hướng đi lên là chủ đạo. Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ các vị thế đã mở và có thể gia tăng thêm 1 phần tỷ trọng gối đầu tại các vùng hỗ trợ.