Nhiệt điện Cẩm Phả chính thức sáp nhập vào Vinacomin Power

Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP (Vinacomin Power - MCK: DTK) vừa công bố thông tin liên quan đến việc Tập trung kinh tế. Theo DTK, Bộ Công thương đã xác định hoạt động sáp nhập doanh nghiệp giữa 2 công ty điện lực không thuộc trường hợp bị cấm.
Nhiệt điện Cẩm Phả chính thức sáp nhập vào Vinacomin Power

Việc Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP (DTK) và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (MCK: NCP) tiến hành sáp nhập đã được 2 bên thống nhất chủ trương trước đó. NCP là công ty bị sáp nhập và DTK là đơn vị nhận sáp nhập.

Cụ thể, trong văn bản của Bộ Công Thương thông báo về việc tập trung kinh tế của Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV, việc tập trung kinh tế giữa DTK và NCP được xác định là hình thức sáp nhập doanh nghiệp, không thuộc trường hợp bị cấm và được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Phía bên sáp nhập là DTK sẽ phát hành thêm cổ phiếu hoán đổi cổ phiếu NCP với tỷ lệ 1:0,58 tức mỗi cổ phiểu NCP sẽ được đổi lấy 0,58 cổ phiếu DTK.

DTK và NCP đều đang giao dịch trên UpCOM. Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV có vốn điều lệ 2.179 tỉ đồng và Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP có vốn điều lệ 6.800 tỉ đồng. Về kết quả kinh doanh, năm 2020, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV đạt 4.230 tỷ đồng doanh thu nhưng lỗ 583 tỷ; Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP đạt 12.768 tỷ đồng doanh thu và 510 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...