Nhiều DNNN của Hà Nội nằm trong diện bị thúc cổ phần hoá, thoái vốn

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2019-2020, thành phố Hà Nội thực hiện cổ phần hóa 13 doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại 31 doanh nghiệp và thoái vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND Thành phố tại 67 doanh nghiệp.
Nhiều DNNN của Hà Nội nằm trong diện bị thúc cổ phần hoá, thoái vốn

Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020 có quy mô vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, số lượng lao động nhiều. Cụ thể, thành phố cổ phần hóa 16 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, gồm 5 tổng công ty, 4 công ty mẹ - công ty con, 7 công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước độc lập. Đồng thời thoái vốn tại 96 doanh nghiệp.

UDIC (Tổng Công ty đầu tư phát triển đô thị UDIC), Handico (Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội), Hanoi Tourists (Tổng Công ty du lịch Hà Nội), Transerco (Tổng Công ty vận tải Hà Nội), Hawaco (Nước sạch Hà Nội)… là những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn nhất, lên tới cả ngàn tỷ đồng.

Một loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng cũng sẽ được cổ phần hóa như: Thoát nước Hà Nội, Môi trường Đô thị Hà Nội hay các doanh nghiệp được giao quản lý công viên như Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội (Công viên Thủ Lệ), Cổng ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất, Công ty TNHH Công viên Cây Xanh Hà Nội...

Theo kế hoạch, công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng) vốn trực thuộc Công ty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội sang Công ty TNHH Công viên Cây xanh Hà Nội, đồng thời thành phố sẽ cho phá sản doanh nghiệp Công ty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội.

Theo kế hoạch của UBND về thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND TP. Hà Nội, từ nay đến 2020, TP. Hà Nội triển khai thoái vốn Nhà nước đầu tư tại 96 doanh nghiệp, trong đó, số doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc các Tổng công ty, Công ty mẹ - công ty con và các doanh nghiệp độc lập 100% vốn Nhà nước là 66 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND Thành phố là 30 doanh nghiệp.

Trong đó, Tổng Công ty Phát triển nhà Hà Nội có nhiều công ty con phải thực hiện nhất, gồm 16 công ty; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị có 15 công ty; Tổng Công ty Vận tải Hà Nội có 9 công ty; Tổng Công ty Du lịch Hà Nội có 9 công ty.

Các công ty nằm trong diện thoái vốn lần này của UBND TP. Hà Nội có nhiều công ty lớn như Giầy Thượng Đình, Nhựa Hà Nội, Dệt Minh Khai, Hanel, Thống Nhất Hà Nội… Và có tổng vốn điều lệ nằm trong kế hoạch này là hơn 10.300 tỷ đồng, vốn Nhà nước hơn 4.000 tỷ đồng.

Hiện, Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa tại 13/13 doanh nghiệp, phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa tại 06/13 doanh nghiệp; phê duyệt phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất và phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa tại 01/13 doanh nghiệp; lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp tại 03/13 doanh nghiệp và chỉ đạo 13 doanh nghiệp tiến hành kiểm toán, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, xử lý tồn tại tài chính, đầu tư bên ngoài... làm cơ sở thuận lợi cho công tác cổ phần hóa.

Đối với 31 doanh nghiệp thoái vốn nhà nước đầu tư, hiện đã hoàn thành thoái vốn tại 01 doanh nghiệp; chấp thuận đơn vị tư vấn thoái vốn tại 24/30 doanh nghiệp; đôn đốc 12 doanh nghiệp thuộc đối tượng rà soát theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP lập phương án sử dụng đất theo quy định, trong đó 10/12 doanh nghiệp gửi phương án; liên ngành tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà, đất tại 09 doanh nghiệp; đã ký biên bản kiểm tra đối với 07 doanh nghiệp; hoàn thành tờ trình liên ngành về phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất đối với 04 doanh nghiệp.

Đối với công tác thoái vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND Thành phố tại 67 doanh nghiệp, Hà Nội đã hoàn thành việc thoái vốn tại 26/67 doanh nghiệp; đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh danh mục doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố đối với 41/67 doanh nghiệp còn lại.

Xem thêm

Đã phát hiện sai phạm, đùn đẩy trách nhiệm trong cổ phần hóa

Đã phát hiện sai phạm, đùn đẩy trách nhiệm trong cổ phần hóa

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, bước đầu đã phát hiện những sai phạm, cố ý làm trái quy định, làm trái ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, bên cạnh đó là tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...