Một số ngân hàng lớn khác của châu Âu như: Barclays và Deutsche Bank cũng đang có những động thái tương tự.
Cách tiếp cận của các ngân hàng đối với tài sản Nga được cho là khác nhau. Trong khi một số ngân hàng hỗ trợ khách hàng thoái vốn khỏi trái phiếu Nga thì những ngân hàng khác cung cấp các dịch vụ bổ sung, ví dụ như giao dịch để xử lý tài sản.
Trong một văn bản gửi tới các nhà đầu tư vào tuần trước, Bank of America đã thông báo với khách hàng rằng họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bán trái phiếu của chính phủ Nga và một số công ty nhất định. Về phần mình, một người phát ngôn của ngân hàng Jeffries cho biết họ đang hỗ trợ khách hàng trong khuôn khổ quy định của các lệnh trừng phạt toàn cầu.
Hầu hết các ngân hàng Mỹ và châu Âu đều đã rút khỏi thị trường trái phiếu Nga vào tháng 6 sau khi Bộ Tài chính Mỹ cấm nhà đầu tư nước này mua bất kỳ loại chứng khoán nào của Nga, theo các lệnh cấm vận về kinh tế để trừng phạt Nga vì chiến dịch đặc biệt tại Ukraine.
Tuy nhiên, các nguồn thạo tin cho hay sau khi Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 7 đưa ra chỉ dẫn cho phép các nhà đầu tư Mỹ đang nắm giữ trái phiếu của Nga được hạ vị thế của mình.
Các công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ đã bắt đầu quay trở lại thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp của Nga một cách thận trọng.
Khoảng 40 tỷ USD trái phiếu chính phủ của Nga được lưu hành trước khi nước này thực hiện chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2, trong đó khoảng một nửa do các quỹ nước ngoài nắm giữ.
Nhiều nhà đầu tư bị mắc kẹt với các tài sản của Nga, vì giá trị của chúng giảm mạnh, không có người mua và các lệnh trừng phạt khiến cho hoạt động giao dịch các tài sản này trở nên khó khăn.
Trước tình hình đó, các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp để giúp xoa dịu thiệt hại cho nhà đầu tư.