Nhiều thí sinh sốc vì điểm chuẩn đại học tăng cao

Từ hôm qua, nhiều trường đại học đã bắt đầu công bố điểm chuẩn. Nhiều thí sinh ngỡ ngàng vì điểm chuẩn cao hơn dự kiến...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Điểm đại học tăng cao khiến thí sinh "sốc"
Điểm đại học tăng cao khiến thí sinh "sốc"

Trong ngày 22/8, các trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Nhìn chung, điểm chuẩn năm nay có xu hướng tăng so với năm 2022, đặc biệt là đối với các ngành học hot, có nhu cầu tuyển sinh cao.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có xu hướng nhích lên ở nhiều môn thi, đặc biệt là môn Toán và Ngữ văn, do đó, giúp các thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng top đầu.

Tuy vậy, sau khi nhận được điểm chuẩn, nhiều thí sinh ngỡ ngàng vì điểm chuẩn tăng cao hơn so với năm ngoái, vượt qua sức tưởng tượng.

Đặc biệt, câu chuyện gây tranh cãi từ qua đến nay là 2 thủ khoa toàn quốc trượt nguyện vọng 1 vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Cụ thể, trong số 3 thủ khoa toàn quốc tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hoá) năm nay, 2 thí sinh Nguyễn Mạnh Thắng (THPT chuyên Bắc Giang) và Nguyễn Mạnh Hùng (THPT Trưng Vương, Hưng Yên) cùng đặt nguyện vọng 1 vào ngành Khoa học máy tính (IT1) của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tuy nhiên, theo điểm chuẩn được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố, cả 2 thí sinh này đều trượt nguyện vọng 1 ngành IT1 - ngành có điểm chuẩn bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cao nhất - 29,42 điểm.

Sở dĩ 2 thủ khoa khối A00 trượt nguyện vọng 1 bởi năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội có công thức tính điểm riêng. Tuy nhiên, tình huống hi hữu này đã khiến 2 thí sinh bất ngờ đến "buồn cười". Hiện tượng này cũng khiến dư luận xôn xao.

Lý giải nguyên nhân hai thủ khoa khối A toàn quốc với 29.35 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 - ngành Khoa học máy tính, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội xét điểm chuẩn theo cách nhân đôi điểm môn chính là môn Toán. Cách tính điểm như sau: Điểm xét tuyển = (Toán x 2 + Môn 2 + Môn 3) x 3/4 + Điểm ưu tiên. Với cách tính trên, hai thủ khoa khối A00 toàn quốc tuy có tổng điểm cao nhưng điểm Toán đạt 9,6 điểm, nên những thí sinh có điểm Toán cao hơn sẽ có lợi thế.

120230703111024.jpg

Không chỉ hai thí sinh trên, rất nhiều thí sinh cũng "dở khóc dở cười" khi điểm chuẩn tăng cao hơn so với dự kiến của bản thân. Nhiều thí sinh phải ngậm ngùi chia tay nguyện vọng yêu thích.

Chia sẻ trên diễn đàn mạng xã hội, một thí sinh xét tuyển vào Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ sự buồn bã sau khi biết điểm chuẩn. Năm nay, ngành Luật của nhà trường lấy điểm chuẩn 27,5 đối với tổ hợp C00 (Văn, Sử Địa), tuy nhiên thí sinh này chỉ đạt 27,43 điểm, thiếu 0,07 điểm mới có thể đỗ nguyện vọng này.

Tuy nhiên, một số ngành thì cao chót vót, có ngành thì lại đi xuống. Điều này cho thấy, công tác phân tích dự báo nhu cầu và tâm lý của người học chưa tốt, đang loạn thông tin hướng nghiệp.

Đạt 20 điểm khối A01, thí sinh Trần Thái Anh (Hải Phòng) vui mừng khi đỗ ngay nguyện vọng 1, ngành điều khiển tàu biển - Trường Đại học Hàng hải. "Em đã rất lo lắng vì phổ điểm năm nay khá cao. Năm ngoái, ngành này lấy 20 điểm. Em và các bạn phán đoán sẽ tăng 1-2 điểm nhưng không ngờ điểm chuẩn năm nay lại chỉ lấy 19 điểm".

Do đó, công tác giáo dục hướng nghiệp cần làm bài bản và tổ chức trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh một cách đa dạng. Việc tư vấn hướng nghiệp cần phải phân tích được xu hướng, dự báo nhu cầu thị trường lao động. Có như vậy, sẽ không còn tình trạng chênh lệch quá mức giữa các ngành nghề hiện nay.

Có thể bạn quan tâm