NHNN đề xuất giảm 50% phí thanh toán điện tử liên ngân hàng

Nhằm tiếp tục chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đề xuất giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 26 trong đó bổ sung điều khoản về việc giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Thời gian dự kiến áp dụng từ 8/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng dự thảo nhằm tiếp tục chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn và góp phần triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Trong thời gian qua, để góp phần tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản để thực hiện điều chỉnh giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng áp dụng đến hết ngày 30/6/2021.

Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện giảm phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đầu tháng Tám, Ngân hàng Nhà nước ban hành công văn yêu cầu Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) giảm 50% phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho các giao dịch trên ATM, POS so với mức phí đang áp dụng; giảm tối thiểu 75% phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 so với mức phí đang áp dụng.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng áp dụng chính sách miễn giảm phí dịch vụ áp dụng trên giao dịch ATM, POS xử lý qua NAPAS và phí giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7. Thời gian áp dụng từ ngày 1/8 đến 31/12/2021.

Ngay sau lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm phí giao dịch trên ATM/POS xử lý qua NAPAS và phí chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 cho khách hàng.

Xem thêm

Loại hóa đơn nào có thể thanh toán online?

Loại hóa đơn nào có thể thanh toán online?

Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao nên mỗi hộ gia đình không thể thiếu các dịch vụ truyền hình cáp, internet, điện thoại bên cạnh dịch vụ truyền thống như điện, nước.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...