Kiến nghị tiếp tục giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng

Đây là đề xuất của NHNN tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Kiến nghị tiếp tục giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng

Cụ thể, Dự thảo Thông tư bổ sung Điều 1a tại Thông tư số 26/2013/TT-NHNN như sau: Giảm 50% mức phí thanh toán tại điểm 1.1, 1.2 Mục 1 “Phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng” tại Phần III “Phí dịch vụ thanh toán trong nước” Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/06/2021.

Đề xuất này xuất phát từ thực tiễn cho thấy, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nền kinh tế. NHNN muốn tiếp tục duy trì mức giảm phí này để đảm bảo chính sách hỗ trợ nền kinh tế, tránh xáo trộn do mức thu phí tăng trở lại trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn. 

Theo Thông tư số 04/2020/TT-NHNN, NHNN chỉ điều chỉnh giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống TTĐTLNH trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Theo đó, từ 01/01/2021, mức thu phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống TTĐTLNH sẽ trở về như trước đây.

Xem thêm

Lãi suất liên ngân hàng đã lập đáy?

Lãi suất liên ngân hàng đã lập đáy?

Lãi suất liên ngân hàng tuần qua tiếp tục giảm ở các kỳ hạn qua đêm và 2 tuần, lần lượt là -0,03% và -0,07%, đưa lãi suất các kỳ hạn này xuống mức thấp kỷ lục, lần lượt là 0,27%/năm và 0,61%/năm.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...