NHNN đề xuất lùi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

NHNN vừa lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22 về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng, trong đó đề xuất 2 phương án lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
NHNN đề xuất lùi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Phương án đầu tiên là tiếp tục giữ tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 40% đến 31/3/2021 và sẽ hạ dần theo tỷ lệ cũ trong các năm tiếp theo. Với phương án thứ hai, các ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ 40% đến hết ngày 30/9/2021 và hạ dần sau đó. 

Theo Ngân hàng Nhà nước, để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% từ ngày 1/10/2020 theo lộ trình tại Thông tư 22/2019 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn. 

NHNN cho rằng, đến nay tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ bên ngoài.

Nửa đầu năm nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Thống kê cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, mức tăng thấp nhất trong 6 tháng các năm giai đoạn 2011 - 2020. 

Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động, đồng thời áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, do áp lực của dịch Covid-19, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm.

Vì vậy, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng việc xem xét lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng hỗ trợ khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.

Bên cạnh việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, Thông tư 22/2019 cũng quy định hệ số rủi ro kinh doanh bất động sản là 200% (nâng từ mức 150% trước đó). Đối với các khoản phải đòi khác có giá trị từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ 1/1/2020 đến hết 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% từ 1/1/2021. 

Xem thêm

Thừa vốn - khó cho vay, ngân hàng tìm "bến đỗ" an toàn

Thừa vốn - khó cho vay, ngân hàng tìm "bến đỗ" an toàn

Trong bối cảnh nguồn vốn đang dư thừa tăng trưởng tín dụng chậm chạp nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền, các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp đang bị "tuýt còi" thì trái phiếu Chính phủ đang được xem như là một "bến đỗ" an toàn.
Giải ngân vốn đầu tư công: Địa phương nào sẽ về đích trước?

Giải ngân vốn đầu tư công: Địa phương nào sẽ về đích trước?

Sau hội nghị về đầu tư công diễn ra cách đây vài ngày, các thành phố, địa phương đang tích cực hành động để đạt mục tiêu hoàn thành từ 90% - 100% kế hoạch đề ra. Với các kế hoạch hành động đã và đang được triển khai, địa phương nào sẽ về đích sớm nhất?

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...