NHNN sẽ nghiêm khắc với sở hữu chéo, cứng rắn xử lý cho vay BOT, BT

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, ngành ngân hàng cũng đã nghiêm khắc trong việc kiểm tra, giám sát sở hữu chéo, cho vay BOT.
NHNN sẽ nghiêm khắc với sở hữu chéo, cứng rắn xử lý cho vay BOT, BT

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có báo cáo về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm. Cơ quan này cũng khẳng định sẽ cứng rắn xử lý vấn đề lợi ích nhóm, cho vay các dự án BOT, BT.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong bối cảnh hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề. Doanh thu và khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bị sụt giảm kéo theo sự suy giảm chất lượng tín dụng của toàn hệ thống.

Điều này đã và đang đặt ra thách thức rất lớn đối với việc kiểm soát nợ xấu và an toàn hoạt động ngân hàng trong thời gian tới, cho dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn đang được kiểm soát dưới mức 2%.

Tuy nhiên, những khó khăn của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp, người dân có thể sẽ bộc lộ rõ nét hơn trong thời gian tới, khi đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Hiện việc trả nợ của khách hàng và xử lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản bằng bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn do tài chính của khách hàng gặp nhiều khó khăn sau 2 năm dịch bệnh.

Ngoài ra mức độ an toàn vốn cũng đang bị suy giảm, nhất là khi các tổ chức tín dụng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu nói chung, nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 nói riêng và dự kiến nợ xấu của ngành ngân hàng có thể gia tăng trong thời gian tới.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, ngành ngân hàng cũng đã nghiêm khắc trong việc kiểm tra, giám sát sở hữu chéo, cho vay BOT.

Cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho quá trình điều tra, tố tụng để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật...

Đến nay, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau về cơ bản đã khắc phục (tại thời điểm cuối năm 2012 có 7 cặp). Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp chỉ còn lại 1 cặp (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp).

Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che dấu.

Cụ thể, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định. Điều này dẫn tới việc tổ chức tín dụng có thể bị thao túng, chi phối bởi các cổ đông này, tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch.

Riêng đối với các dự án BOT, BT giao thông, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực này để hạn chế rủi ro thanh khoản.

Ngành ngân hàng cũng nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng, sàng lọc các dự án BOT, BT. Không xem xét các dự án có thủ tục pháp lý không đầy đủ, thiếu minh bạch, không đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng xác định tăng cường công tác phối hợp, trao đổi cho các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an thông tin về tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu. Đồng thời phối hợp để xử lý các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu để lực lượng công an có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả, thiệt hại xảy ra.

Ngoài ra, giải pháp liên quan đến lãi dự thu cũng được NHNN chú trọng trong báo cáo gửi các đạo biểu Quốc hội. NHNN xác định thực hiện dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật để phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với các trường hợp khó có khả năng thu hồi, NHNN cũng thường xuyên rà soát tình hình thực tế của các khoản nợ đang dự thu lãi, đặc biệt, các khoản có lãi dự thu lớn để kịp thời thực hiện thoái lãi dự thu theo quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của NHNN.

Xem thêm

Khó giải quyết sở hữu chéo ngân hàng, vì đâu?

Khó giải quyết sở hữu chéo ngân hàng, vì đâu?

Theo NHNN, trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng để góp vốn mua cổ phần cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng sở hữu chéo, không phản ánh thực chất c
Sở hữu chéo còn tiềm ẩn rủi ro

Sở hữu chéo còn tiềm ẩn rủi ro

Một số tổ chức tín dụng hiện vẫn còn tình trạng cổ đông là tổ chức sở hữu trên 15% vốn điều lệ, cổ đông và người có liên quan sở hữu trên 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Tỉ lệ sở hữu lớn chủ yếu

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...