Nhóm cổ đông SoftBank chi khoảng 1.000 tỷ đồng mua 24,1 triệu cổ phiếu TPB

Từ ngày 5/10 đến 3/11, bốn công ty liên quan đến SoftBank đã mua vào 24,1 triệu cổ phiếu TPB của Ngân hàng Tiên Phong trong tổng số 28,4 triệu đơn vị đăng ký.
Nhóm cổ đông SoftBank chi khoảng 1.000 tỷ đồng mua 24,1 triệu cổ phiếu TPB

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa thông báo một loạt giao dịch của 4 tổ chức liên quan nội bộ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (mã chứng khoán TPB) và thuộc sở hữu của SBIH Investment Vietnam nằm trong khối đầu tư của SoftBank.

Các giao dịch này đều diễn ra từ ngày 5/10 - 3/11 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nguyên nhân không thực hiện hết khối lượng đăng ký là không đạt được kỳ vọng.

Theo đó, hai công ty liên quan tới bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, thành viên Ban Kiểm soát TPBank đã mua vào tổng cộng 15,7 triệu cổ phiếu. Cụ thể, Công ty TNHH SP và Công ty TNHH JB đều mua vào hơn 7,8 triệu cổ phiếu trên 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký mua, nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,08% vốn điều lệ ngân hàng. 

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt hiện là Chủ tịch của hai công ty trên. Ngoài ra, bà Nguyệt cũng là chủ tịch của hai công ty khác sở hữu cổ phần của TPBank là Công ty TNHH FD và Công ty TNHH VG. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, FD đang sở hữu gần 41 triệu cổ phần tại TPBank (3,81%) và VG sở hữu 45 triệu cổ phần (4,2%).

Một quỹ đầu tư khác là SBI Ven Holdings PTE.LTD đã mua vào 4,2 triệu cổ phiếu TPB trong số 6 triệu cổ phiếu đăng ký mua. Qua đó nâng sở hữu lên gần 52,7 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 4,5%.

Hai đại diện vốn góp của quỹ đầu tư này tại ngân hàng là ông Suzo Shikata (Phó chủ tịch TPBank) và ông Eiichiro So (Thành viên Hội đồng quản trị TPBank).

Ngoài ra, Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) – đơn vị liên quan với cả ông Suzo Shikata và bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - cũng mua vào 4,2 triệu cổ phiếu TPB trên tổng số 6 triệu cổ phiếu đăng ký theo ủy thác của SBI Ven Holdings PTE.LTD.

Như vậy, tổng số cổ phiếu TPB mà 4 tổ chức có liên quan đến SoftBank mua vào là 24,1 triệu đơn vị. 

Trong thời gian 5/10 - 3/11, thị giá TPB dao động trong khoảng 41.600 – 44.950 đồng/cp. Ước tính theo giá trung bình (43.300 đồng/cp), 4 tổ chức này đã chi khoảng 1.040 tỷ đồng cho giao dịch trên.

Trước đó, vào tháng 9 Ngân hàng Tiên Phong đã phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu cho 14 nhà đầu tư (2 doanh nghiệp và 12 nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp) với mức giá 33.000 đồng một cổ phiếu.

Ngân hàng này cũng vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 35% để tăng vốn điều lệ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...