Nhựa Tiền Phong báo lãi quý 1/2024 giảm 8% so với cùng kỳ

Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Nhựa Tiền Phong dự kiến trình cổ đông kế hoạch bổ sung một số ngành nghề kinh doanh, trong đó có mảng giáo dục…

Nhựa Tiền Phong báo lãi quý 1/2024 giảm 8% so với cùng kỳ, muốn lấn sân sang mảng giáo dục
Nhựa Tiền Phong báo lãi quý 1/2024 giảm 8% so với cùng kỳ, muốn lấn sân sang mảng giáo dục

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán: NTP) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với doanh thu thuần đạt 948,7 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, hầu hết các chi phí đều được tiết giảm. Trong đó, chi phí tài chính đạt 20,7 tỷ đồng, giảm 54,5%. Chi phí bán hàng cũng giảm 42% so với cùng kỳ, xuống còn 94,2 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 22,3% lên mức 47,9 tỷ đồng.

Kết quả, Nhựa Tiền Phong báo lãi trước thuế đạt 130,5 tỷ đồng và lãi sau thuế quý 1/2024 đạt hơn 109 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,6% và 8% so với cùng kỳ quý 1/2023.

Tại thời điểm ngày 31/3/2024, quy mô tài sản của Nhựa Tiền Phong đạt hơn 5.188 tỷ đồng, chiếm phần lớn là tài sản ngắn hạn với 3.263 tỷ đồng, còn lại 1.925 tỷ đồng là tài sản dài hạn.

Tổng số nợ phải trả là 1.964 tỷ đồng, trong đó toàn bộ là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty tính đến hết quý 1/2024 đạt khoảng 3.224 tỷ đồng, tăng 3,5% so với số đầu năm.

Trong năm nay, Nhựa Tiền Phong lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu sản lượng tiêu thụ đạt 104.500 tấn và doanh thu bán hàng đạt 5.400 tỷ đồng, cùng tăng 6% so với các mức thực hiện trong năm 2023. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận trước thuế lại giảm 13% so với năm 2023, đạt 555 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý 1/2024, Nhựa Tiền Phong đã thực hiện được 23,5% kế hoạch cả năm.

Nhựa Tiền Phong cho biết, trong thời gian tới, nhu cầu xây dựng và sử dụng ống nhựa nhiều khả năng khó tăng trưởng do các chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản cần có thời gian để phát huy. Trong khi đó, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, và cấp tín dụng cho ngành bất động ngày càng chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu chính như bột PVC, hạt HDPE, và hạt RRR đang neo ở mức thấp, khó tăng cao trở lại như hồi cuối năm 2021, nên việc tăng doanh thu do tăng giá bán sẽ không khả thi.

Theo Nhựa Tiền Phong, nếu giá nguyên liệu đầu vào vẫn giữ ở mức hiện tại thì công ty sẽ có thể phải giảm giá bán một số dòng sản phẩm để củng cố năng lực cạnh tranh.

Về việc mở rộng thị trường và dòng sản phẩm, ban lãnh đạo Nhựa Tiền Phong cho biết, công ty đã hợp tác với hãng Sekisui (Nhật Bản) để nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất ống và phụ tùng bằng nhựa PVC sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy thay thế ống gang mạ kẽm hiện nay. Qua đó, trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất loại sản phẩm này.

Dự kiến trong quý 3/2024, dòng sản phẩm trên sẽ được sản xuất đại trà, tung ra thị trường và kỳ vọng sẽ đem lại nguồn doanh thu mới cho Nhựa Tiền Phong trong các năm tới.

Bên cạnh đó, thông qua việc hợp tác với hãng Sekisui, Nhựa Tiền Phong đã sản xuất và xuất khẩu được một số sản phẩm dòng sản phẩm sang châu Âu, mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Trong năm nay, công ty sẽ tiếp tục gia công các sản phẩm cho đối tác tại Úc và New Zealand để tăng cường nguồn thu.

Đáng chú ý, tại khuôn khổ buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Nhựa Tiền Phong cũng dự kiến trình cổ đông kế hoạch bổ sung một số ngành nghề kinh doanh, bao gồm ngành kiểm tra và phân tích kỹ thuật và ngành giáo dục.

Theo đó, Nhựa Tiền Phong sẽ thực hiện dự án Trường Phổ thông Liên cấp Tiền Phong tại Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. Dự án được thực hiện trên quỹ đất 3 ha với tổng mức đầu tư hơn 623 tỷ đồng, dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2024 - 2026.

Về phương án phân phối lợi nhuận, Hội đồng quản trị Nhựa Tiền Phong đề xuất phương án chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 2.500 đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-04-23-luc-183451-7960.png
Thị giá cổ phiếu NTP trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 23/3, cổ phiếu NTP đóng cửa ở mức 39.200 đồng/ cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 5.079 tỷ đồng.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại, giá dầu kéo dài đà giảm

Chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại, giá dầu kéo dài đà giảm

Chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng điểm vào 22/4, theo sau đợt bán tháo trên thị trường ở các phiên trước đó. Trong tuần này, các nhà đầu tư đang bước vào giai đoạn bận rộn với kết quả hàng quý từ các công ty chủ chốt sẽ mang lại cái nhìn thoáng qua về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ…

Rủi ro VN-Index tiếp tục giảm sau nhịp hồi

Rủi ro VN-Index tiếp tục giảm sau nhịp hồi

Phiên hồi phục hôm nay có thể chỉ mang tính chất hồi phục kỹ thuật và rủi ro Vn-Index tiếp tục giảm sau nhịp hồi vẫn cao. Và trong kịch bản đó thì ngưỡng hỗ trợ tin cậy sẽ là vùng 1.150 điểm, ngưỡng kháng cự gần của chỉ số chính là mốc tâm lý 1.200 điểm…

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...