Những người làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở phố cổ Hà Nội
Phải trải qua nhiều công đoạn như xé giấy, dán chồng lên nhau, vẽ thủ công nên mỗi ngày, vợ chồng ông Hòa - bà Lan chỉ làm được vài chiếc mặt nạ. Thu nhập chỉ khoảng 200.000 đồng.
Phúc Sơn
Gia đình của bà Đặng Hương Lan (63 tuổi) và ông Nguyễn Văn Hòa (67 tuổi) là những người cuối cùng làm mặt nạ giấy bồi tại phố Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bà Lan cho biết mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích của trẻ em Hà thành. Từ khi mặt nạ giấy của Trung Quốc tràn vào thị trường, sản phẩm truyền thống không còn được ưa chuộng nữa. Hàng hóa ế ẩm làm mọi người cũng nản, dần bỏ nghề. Chỉ có nhà bà là vẫn cố gắng vượt qua.
Làm mặt nạ giấy bồi là nghề gia truyền của gia đình bà Lan. Vì thế, từ thủa nhỏ bà đã theo bố học cách tô màu, bồi keo, dán giấy, làm những chiếc mặt nạ đầy màu sắc. Sau này, bà thấy đây là duyên nghiệp của mình nên quyết tâm giữ gìn và theo nghề đến cùng.
Theo lời ông Hòa thì làm một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là một quá trình nghệ thuật, trải qua nhiều công đoạn công phu. Điều này đòi hỏi người người làm nghề phải thật tỉ mỉ và chỉn chu trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp.
Trước tiên ông phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp sau được dán chồng lên lớp trước bằng một loại hồ nấu từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ cho ra một sản phẩm.
Mặt nạ giấy bồi được phủ bằng lớp sơn tổng hợp. Cách pha màu cũng đòi hỏi sự chính xác cao mới tạo được màu tươi và đẹp. Mỗi lần chỉ được tô một màu. Nếu mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.
Sau khi hoàn thiện công đoạn thô, mặt nạ phải được phơi nắng tự nhiên; không được dùng máy sấy nhằm tránh làm biến dạng, cong vênh.
Chia sẻ về kỉ niệm xúc động nhất trong suốt quãng thời gian làm nghề, bà Lan nói: “Tôi nhớ mãi một bạn sinh viên đến nhà mua một chiếc mặt nạ. Nhưng bạn ấy đưa cho tôi 500.000 đồng. Khi tôi trả lại tiền thừa thì bạn ấy nói: Cháu xin lấy một chiếc mặt nạ làm kỉ niệm. Phần còn lại cháu biếu cô, mong cô luôn mạnh khoẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống.” Số tiền dù không lớn nhưng lúc đó tôi cực kì xúc động và luôn thấy hạnh phúc khi làm nghề”.
Trước nỗi lo sẽ bị thất truyền, bà Lan bộc bạch: “Ngày trước cũng có một nhóm người đến đây xin học nghề. Nhưng họ chỉ quan tâm đến số lượng hơn chất lượng. Vì vậy hai vợ chồng tôi không đồng ý dạy”. Bà nói thêm: “Nghề này kén người lắm. Nếu không kiên trì, nắm bắt được cái cốt, cái hồn trong từng sản phẩm thì sớm muộn cũng sẽ nản và bỏ thôi. Tôi sẽ chỉ nhận dạy cho những người thật sự tâm huyết với nghề, thật sự yêu nghề. Chỉ có như thế, nghề làm mặt nạ giấy bồi mới có thể gìn giữ được lâu dài".
Hiện nay dù đã qua thời hưng thịnh nhưng nhiều người trẻ vẫn tìm đến nhà ông bà để mua mặt nạ mỗi dịp lễ tết. “Nhiều trường học, khu vui chơi cũng đặt hàng chúng tôi để giáo dục cho thế hệ trẻ về những nét truyền thống của người Việt mình”, ông Hoà nói. Chị Nguyễn Hà (sinh năm 1994), khách đến mua mặt nạ cho biết: “Khi nhìn vào những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống, mình cảm giác nó toát lên hồn dân tộc. Hơn nữa một sản phẩm như thế này đòi hỏi rất nhiều công sức và trí tuệ từ các nghệ nhân nên mình cảm thấy rất trân trọng”.
Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng ông Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc. Mỗi ngày vợ chồng bà chỉ làm được vài chiếc. Cũng chính vì vậy nguồn thu nhập từ làm mặt nạ không cao.
Tình yêu với nghề là động lực to lớn để vợ chồng bà quyết tâm gìn giữ dù đã ở tuổi nghỉ ngơi. Tuy nhiên bà Lan cho biết: “Hiện nay, nhiều chiếc mặt nạ làm nhái với chất lượng kém, giá rẻ tràn ngập chợ buôn. Buồn hơn là sản phẩm nhái nhưng lại bán ra với thương hiệu mặt nạ ông Hòa, bà Lan ở phố Hàng Than”.
Nghệ nhân Phạm Bá Ngọc là cái tên nổi tiếng trong giới nghệ sĩ sáng tác. Anh nổi tiếng cả bởi tay nghề tài hoa đầy sáng tạo, cả bởi thiên phú kinh doanh trên kho tàng di sản văn hóa dân tộc.
Mới đây tại TP Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Khai mạc Liên hoan trình diễn các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Triển lãm “Di sản văn hóa, du
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ ba - năm 2021.
Mặc cho các loại khuôn bánh Trung thu làm từ nhựa chiếm lĩnh thị trường, nghệ nhân Trần Văn Bản hơn 40 năm vẫn đau đáu giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, dù cả làng đã bỏ.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Ghé thăm TP.HCM vào dịp lễ 30/4 và 1/5, du khách đừng quên trải nghiệm hành trình ngược dòng lịch sử, khám phá những di tích đậm đà bản sắc văn hóa và dấu ấn oai hùng...
Du lịch Huế là cơ hội để du khách khám phá vẻ đẹp trường tồn của những di tích lịch sử, đắm mình trong không gian yên bình và thưởng thức những giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất cổ kính này...
Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày "Non sông thống nhất", các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với nhiều tiết mục, chương trình, vở diễn nghệ thuật hấp dẫn...
Địa đạo Củ Chi đang trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, nhiều người tìm đến nơi đây không chỉ để khám phá một phần lịch sử hào hùng, mà còn để trải nghiệm cảm giác độc đáo...
Coachella, một trong những lễ hội âm nhạc và nghệ thuật được biết đến nhiều nhất trên thế giới, không chỉ mang đến những màn trình diễn đỉnh cao mà còn ghi dấu ấn bằng cả những khoảnh khắc thời trang đáng nhớ…
Những năm qua, do sự phát triển quá nóng khiến diện mạo của Phú Quốc thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch và hạ tầng, dịch vụ du lịch mang bản sắc địa phương đang dần biến mất và thay vào đó là những mô hình “copy-paste” từ nơi khác...
Là thành phố di sản văn hóa thế giới, cố đô Huế luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống, bản sắc độc đáo, khiến mỗi du khách ghé thăm đều cảm nhận được hơi thở của một thời kỳ vàng son...
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang giáng một đòn mạnh vào lĩnh vực xa xỉ toàn cầu, làm sụp đổ kỳ vọng phục hồi và đẩy ngành vào viễn cảnh suy thoái trong năm 2025…
Những ngày cuối tháng 4 và ngày đầu tiên tháng 5/2025, tại Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sẽ diễn ra Ngày hội Du lịch, Ẩm thực Phú Quốc 2025...
Giải thưởng VITA AWARDS 2025 không chỉ là sự tôn vinh những cá nhân, tổ chức du lịch tiêu biểu mà còn là dịp để lan tỏa những giá trị tích cực, góp phần định hình một nền du lịch chuyên nghiệp, năng động và phát triển bền vững...
Nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh, xúc tiến phát triển du lịch lịch Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 được tổ chức tại Hà Nội với nhiều hình ảnh ấn tượng...
Lý Sơn - một viên ngọc quý giữa biển khơi, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là nơi lý tưởng để chiêm ngưỡng những khoảnh khắc bình minh đầy mê hoặc...
Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không chỉ thu hút bởi những điểm đến tuyệt đẹp mà còn ghi dấu bởi những địa điểm lưu trú thơ mộng, gần gũi với thiên nhiên...
Giữa nhịp sống hối hả, du lịch nước ngoài tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời mang đến trải nghiệm thiên nhiên độc đáo, đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho những người bận rộn tận dụng các kỳ nghỉ lễ ngắn ngày…