Những thay đổi lớn tại Bộ luật lao động được trình Quốc hội

Dự kiến Bộ luật lao động mới thay thế Bộ luật lao động 2012 sẽ được trình Quốc hội thông qua và có hiệu lực trong năm 2019.
Những thay đổi lớn tại Bộ luật lao động được trình Quốc hội

Bộ luật lao động này ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Sau đây là những nhóm thay đổi lớn tại Bộ luật lao động mới nhất.

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động đối với DN có nhiều chủ sở hữu

Đây là nhóm chính sách nâng cao tính khả thi khi áp dụng các điều luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động – trách nhiệm vật chất, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thời giờ làm việc – thời giờ nghỉ ngơi; giải quyết tranh chấp lao động, các tiêu chuẩn, điều kiện lao động khác.

- Về hợp đồng lao động:

+ Bổ sung quy định thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động: để giải quyết bất cập trên thực tế là không xác định được ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu;

+ Quy định rõ thời hạn của Phụ lục hợp đồng.

+ Cho phép ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với lao động cao tuổi và lao động nước ngoài: đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

+ Quy định rõ hơn về trách nhiệm của người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức khi việc làm thử đạt yêu cầu

+ Quy định rõ đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu:  để giải quyết vướng mắc của DN trong việc sử dụng lao động cao tuổi trên thực tế.

- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

Sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động, nội quy lao động...: để đảm bảo việc xử lý kỷ luật lao động được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi và giải quyết các bất cập về người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động trên thực tiễn.

- Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: sửa đổi, bổ sung các quy định về công việc người nước ngoài được vào làm việc, điều kiện của người nước ngoài vào làm việc...nhằm giải quyết vướng mắc, bất cập trên thực tiễn trong việc giới hạn công việc, điều kiện mà người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, đảm bảo tính minh bạch, linh hoạt trong việc sử dụng người lao động nước ngoài, đồng thời bảo vệ việc làm của những người lao động trong nước.

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định rõ hơn về nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ hằng năm, thời giờ làm việc tiêu chuẩn...nhằm đảm bảo tính logic, và tính khả thi trên thực tế, phù hợp với thực tiễn.

- Các tiêu chuẩn, điều kiện lao động khác: sửa đổi các quy định về lao động cưỡng bức; phân biệt đối xử; lao động chưa thành niên; lao động cao tuổi; lao động nữ; lao động đặc thù khác... để đảm bảo tính khả thi trên thực tiễn.

Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới

Đây là nhóm chính sách bảo vệ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động và thị trường lao động bằng việc thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 trong nội dung của Bộ luật Lao động sửa đổi

Cụ thể, sửa đổi các Chương:

- Chương Quy định chung, Chương Lao động nữ và Chương các lao động khác: để bảo đảm không ai bị phân biệt đối xử trong lựa chọn việc làm, bảo đảm các điều kiện làm việc và thăng tiến trong việc làm và nghề nghiệp.

- Chương quy định chung, Chương Hợp đồng lao động, Chương Lao động nữ, Chương Tiền lương và các Chương khác: để bảo đảm nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới

- Chương Quy định chung, Chương Kỷ luật Lao động, trách nhiệm vật chất và Chương Quản lý nhà nước về lao động: nhằm bảo đảm khiếu nại tố cáo về lao động.

- Chương Quy định chung và các Chương khác: nhằm bảo đảm "Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc"; "Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi"; "Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu".

- Chương Quy định chung và Chương Các lao động khác: nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp "Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em".

Không bắt buộc hòa giải khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Theo đó dự thảo trình Quốc hội sẽ có những thay đổi trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể như sau:

- Khi phát sinh tranh chấp lao động tập thể về quyền, các bên có quyền quyết định lựa chọn vụ việc của mình sẽ được giải quyết thông qua hòa giải hoặc trọng tài hoặc xét xử.

- Khi phát sinh tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, các bên tranh chấp có quyền quyết định lựa chọn việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải hoặc trọng tài. Tổ chức đại diện của người lao động có thể tiến hành thủ tục lấy ý kiến và thông báo trước đề đình công.

Việc sửa đổi theo hướng này không làm giảm nhẹ vai trò của hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp lao động vì các bên vẫn có quyền yêu cầu hòa giải nếu họ muốn; đồng thời, góp phần khắc phục hạn chế về quy trình giải quyết tranh chấp lao động theo “một con đường độc đạo” của luật hiện hành mà các bên không thể thực hiện được trong suốt hơn 20 năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...