Những yếu tố nào sẽ tác động đến giá vàng trong thời gian tới?

Thị trường vàng hiện đang mắc kẹt loanh quanh ngưỡng 1.800USD/ounce khi mà thị trường bắt đầu dự báo chắc chắn hơn về khả năng Fed sẽ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 3/2022. Trọng tâm chú ý của tuần sau sẽ là các số liệu lạm phát Mỹ.
Những yếu tố nào sẽ tác động đến giá vàng trong thời gian tới?

Cụ thể, trong tuần vừa rồi, thông tin thu hút sự quan tâm và gây sốc toàn thị trường chính là thông tin tuyển dụng tại Mỹ và mức lương đều tốt vượt kỳ vọng rất nhiều, nước Mỹ đã tạo ra 467.000 việc làm trong tháng 1/2022.

Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại OANDA, ông Edward Moya, phân tích: “Nhiều nhà đầu tư và thành viên thị trường trên phố Wall đã kỳ vọng về số lượng việc làm tiêu cực. Tuy nhiên cuối cùng, hoạt động tuyển dụng tăng trưởng tốt, mức lương cao hơn và thêm nhiều người Mỹ trở lại lực lượng lao động. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng vọt cùng với đồng USD”.

Sau khi thông tin tích cực về thị trường lao động Mỹ được công bố, hoạt động mua mạnh vàng dưới ngưỡng 1.800USD/ounce đã giúp giá vàng hồi phục. Giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 4/2022 giao dịch lần gần nhất ở mức 1.806,2USD/ounce, tăng 0,12% trong ngày.

Xét đến số liệu việc làm tích cực, thị trường đang dự báo nhiều hơn về khả năng nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 3/2022.

“Đối với vàng, yếu tố đau đầu lớn nhất hiện nay chính là Fed sẽ siết chặt chính sách tiền tệ mạnh tay đến như thế nào. Khi mà còn nhiều báo cáo lạm phát được công bố trước thềm cuộc họp tháng 3/2022 của Fed, nền tảng cơ bản cho lần nâng lãi suất đầu tiên đã sẵn sàng dự kiến sẽ có đợt nâng lãi suất khoảng nửa điểm”, ông Moya nói.

Môi trường với lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng mạnh chưa bao giờ tốt cho vàng. Tuy nhiên, mô hình giao dịch của thị trường gần đây cho thấy với vàng và lợi suất trái phiếu, giờ đây không còn diễn biến 1 chiều nữa: “Nếu chúng ta nói về lợi suất trái phiếu tăng thêm 30 điểm cơ bản, điều đó đồng nghĩa giá vàng sẽ xuống còn 1.650USD/ounce. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng xảy ra và không phải cái đang diễn ra”.

Tin tốt cho giá vàng chính là sẽ luôn có những người mua vào dưới ngưỡng 1.800USD/ounce. Tuy nhiên nếu điều đó thay đổi, giá vàng sẽ luôn gặp khó.

Ông Moya khẳng định: “Chắc chắn sẽ là khoảng thời gian khó khăn cho cổ phiếu và vàng trong tháng 3/2022, chúng ta chắc chắn chứng kiến thêm nhiều dòng tiền vào vàng bởi áp lực địa chính trị và lạm phát. Bitcoin sẽ cạnh tranh với vàng trong vai trò công cụ đầu tư của nhà đầu tư tổ chức. Tuy nhiên nếu giá vàng hồi phục, nó có thể coi như minh chứng cho thấy đối với nhiều nhà đầu tư, vàng vẫn là công cụ ngừa lạm phát và là tài sản an toàn”.

Xét đến những yếu tố không chắc chắn từ Fed, thị trường cũng đang đương đầu với những quan điểm cứng rắn từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).

Dù rằng duy trì lãi suất chủ chốt không thay đổi ở mức -0,5% trong tuần này, chủ tịch ECB Christine Lagarde nói với phóng viên rằng bà đang ngày một lo lắng về khả năng lạm phát tăng vọt.

Tuyên bố của bà được đưa ra sau khi số liệu lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu đẩy chi phí cuộc sống tăng vọt.

Ngân hàng Trung ương Anh đồng thời đẩy cao cuộc chiến chống lại lạm phát cao nhất trong 3 thập kỷ, Anh đã công bố đợt nâng lãi suất cơ bản đầu tiên tính từ năm 2004, lãi suất chính sách hiện đã được điều chỉnh tăng lên mức 0,5%.

“Thị trường tài chính đang dự báo nhiều hơn về khả năng BoE nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 3/2022. Quá nhiều định hướng thắt chặt chính sách sẽ gây ra nhiều khó khăn cho giá vàng”, chuyên gia nhận định.

Chiến lược gia phân tích thị trường cao cấp tại quỹ RJO Futures, ông Frank Cholly, nhận xét giá vàng hiện vẫn đang mắc kẹt, việc lãi suất cơ bản được nâng 50 điểm cơ bản có thể gây tổn hại đến giá vàng. Lợi suất đang tăng cao thế nhưng giá vàng vẫn giữ được trên ngưỡng 1.800USD/ounce, giá vàng có thể sẽ tăng cao hơn bởi áp lực giá toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm