Nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng mạnh sau kiểm toán

Theo BCTC soát xét bán niên của BIDV, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) ghi nhận 13.775 tỷ đồng, tăng 433 tỷ đồng so với trước kiểm toán.
Nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng mạnh sau kiểm toán

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên năm 2020 với tổng tài sản đạt 1,45 triệu tỷ đồng, thấp hơn 300 tỷ đồng so với trước kiểm toán do thay đổi tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác, cùng điều chỉnh một số khoản phải thu ở tài sản có khác. Ngân hàng cho vay khách hàng gần 1,14 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. 

Tiền gửi khách hàng là hơn 1,13 triệu tỷ đồng, tăng 1,4% so với đầu năm. Phát hành giấy tờ có giá tăng 36% lên 85.395 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 4.358 tỷ đồng, giảm 96 tỷ đồng so với trước kiểm toán và thấp hơn 7,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do chi phí trích lập tăng 220 tỷ đồng sau soát xét và thay đổi một số chỉ tiêu.

Đến hết quý II/2020, ngân hàng có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 14.522 tỷ đồng bên cạnh quỹ hơn 7.044 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần hơn 14.292 tỷ đồng.

Gây chú ý nhất trong BCTC soát xét của BIDV là nợ nhóm 5 tăng đột biến thêm 433 tỷ đồng so với trước kiểm toán lên 13.775 tỷ đồng; nợ dưới tiêu (nhóm 3) cũng giảm tương đương từ 4.238 tỷ đồng xuống 3.806 tỷ đồng. Nợ xấu chiếm 2% cơ cấu dư nợ.

Trong thời gian gần đây, BIDV cũng tích cực rao bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhưng kết quả không mấy khả quan khi thường xuyên rơi vào cảnh “mang đến lại mang về”.

Mới đây, ngân hàng này cũng thông báo bán đấu giá tài sản là khoản nợ của CTCP Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Trường Phát với dư nợ gốc và lãi phát sinh đến thời điểm hiện tại là gần 105 tỷ đồng.

Cụ thể, khoản nợ của công ty Trường Phát tại BIDV Quang Trung đến ngày 29/2/2020 là 104,8 tỷ đồng trong đó nợ gốc hơn 76,5 tỷ và nợ lãi trong hạn 19,17 tỷ, nợ lãi quá hạn hơn 9 tỷ đồng.

Nay BIDV thông báo bán đấu giá là các tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ bao gồm: 834m2 Quyền sử dụng đất trong tổng thể mảnh đất có diện tích 2.832m2 tại Số 2-4 phố Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội thuộc sở hữu của CTCP Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ; Dây chuyền sản xuất giấy CHM A4-4 và Máy đóng đai tự động.

Giá khởi điểm cho các tài sản trên là 98 tỷ đồng. Mức giá này không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản, phí đăng ký và các chi phí khác (nếu có). Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 tháng qua BIDV rao bán khoản nợ của công ty Trường Phát. So với thông báo hồi đầu tháng 7, giá khởi điểm của lần này đã giảm hơn 2 tỷ đồng.

Trước đó, BIDV chi nhánh Long Biên (Hà Nội) cũng có thông báo đấu giá lần thứ 8 con tàu tai tiếng Ocean Queen, giá khởi điểm giảm mạnh 194 tỷ đồng. Hồi cuối năm 2019, BIDV cũng thông báo bán đấu giá con tàu này với giá khởi điểm 300,65 tỷ đồng.

Xem thêm

BIDV rao bán khoản nợ hơn 240 tỷ của CTCP Nam Sơn

BIDV rao bán khoản nợ hơn 240 tỷ của CTCP Nam Sơn

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của CTCP Thương mại và Xây dựng Nam Sơn với giá khởi điểm khoảng 241 tỷ đồng (tạm tính tới 30/4).

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...