Nợ xấu ngân hàng (Bài 2): Đâu là nguyên nhân?

Bên cạnh yếu tố khách quan là sự không ổn định tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới, chịu ảnh hưởng do đại dịch toàn cầu thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng do là sự quản lý yếu kém từ chính các ngân hàng.

Ảnh hưởng từ đại dịch, bất ổn chính trị - kinh tế chỉ là thứ yếu

Đánh giá về tình hình nợ xấu tại các ngân hàng, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu tỏ ra hết sức lo lắng đối với dòng tiền của các ngân hàng. Theo Tiến sỹ Hiếu, hiện tỉ lệ bao phủ nợ xấu (dự phòng rủi ro cho nợ xấu trên tổng dư nợ xấu) nhiều ngân hàng hiện nay đang rất cao, có ngân hàng lên đến vài trăm phần trăm như vậy về mặt sổ sách là rất tốt.

Nhưng thực tế, các ngân hàng khi cho vay ra đều muốn dòng tiền sẽ quay trở lại với ngân hàng để rồi xoay vòng trả lại cho người gửi tiền tạo thành một vòng tròn khép kín. Trong trường hợp người vay không thể trả nợ, vòng tròn đó bị đứt đoạn, mà mặt khác, người gửi tiền lại vẫn có nhu cầu rút tiền về, ngân hàng khi đó sẽ đối mặt với rủi ro mất thanh khoản.

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu tỏ ra hết sức lo lắng đối với dòng tiền của các ngân hàng
Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu tỏ ra hết sức lo lắng đối với dòng tiền của các ngân hàng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gồm nguyên nhân khách quan như sự bất ổn chính trị và kinh tế trên thế giới, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế Thế giới, các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách vĩ mô còn thiếu tính ổn định, hệ thống một số các cơ chế chính sách về xử lý tài sản còn bất cập, sự chây ỳ của khách hàng… Với tình hình như hiện nay, nợ xấu của nhiều ngân hàng… cũng không thể tránh khỏi xu hướng tăng cao bởi những nguyên nhân khách quan nêu trên.

Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 01 năm 2020 và Thông tư 03 năm 2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, cho phép ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản nợ đều được cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ mà chỉ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ đáp ứng đầy đủ các điều kiện gồm: Các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong thời gian từ 23/1/2020 đến 31/3/2021; khách hàng không có khả năng trả nợ gốc, lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19…

Cùng với đó, việc xem xét việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữa giữa nguyên nhóm nợ… thuộc thẩm quyền của các ngân hàng. Do đó, để đảm bảo an toàn các ngân hàng sẽ căn cứ vào khả năng sức khoẻ tài chính và tình hình khách hàng để chủ động phân loại lại nợ của khách hàng có thể gặp khó khăn trong tương lai, đồng thời tăng khoản trích lập dự phòng.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, giảng viên trường Học viện Tài chính cũng cho ra rằng, nguyên nhân mà nợ xấu các ngân hàng tăng vọt trong thời gian vừa qua là do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều chủ thể trong nền kinh tế, chuỗi cung ứng như đứt gãy khiến cho rất nhiều người vay tiền không trả cho ngân hàng.

Nợ xấu chủ yếu do sự quản lý yếu kém

Trao đổi với Thương Gia, nhiều chuyên gia cho rằng không thể đổ hoàn toàn cho dịch Covid-19 được, bởi thực tế số liệu nợ xấu của một số ngân hàng cao từ nhiều năm trước đó, trong đó có phần nhiều do nguyên nhân chủ quan đó là việc quản lý yếu kém.

Vietinbank đầu tư vốn cho nhiều dự án thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT
Vietinbank đầu tư vốn cho nhiều dự án thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng còn quá yếu kém. Quy trình tín dụng, quản lý rủi ro của nhiều ngân hàng chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ… đặc biệt lỗ hổng trong khâu thẩm định hồ sơ vay.

Các chuyên gia phân tích, dù mỗi ngân hàng đều có quy trình, quy chế thẩm định khách hàng khắt khe về tư cách khách hàng, khả năng tài chính, phương án vay vốn…

Song thực tế khi thực hiện quy trình thẩm định không ít vụ việc lại rất sơ xài, khiến cho hàng nghìn tỷ đồng của các ngân hàng đắm chìm trong những dự án treo, kém hiệu quả, thậm chí liên quan các đại án kinh tế.

Ví dụ, tại Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO II) đang "đắp chiếu", cùng với ngân hàng phát triển (VDB) khu vực Bắc Cạn – chi nhánh Thái Nguyên, Vietinbank là 2 ngân hàng đang mắc kẹt hàng nghìn tỉ đồng... Vietinbank còn đầu tư vốn cho nhiều dự án thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT như Dự án BOT, BT.

Đáng nói là nhiều dự án bị chậm tiến độ nhiều năm khiến hàng nghìn tỷ đồng nằm “bất động” tại đây như số tiền 2.500 tại dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội (TP.HCM) khởi công 10 năm vẫn chưa xong… Gần đây là khoản vay nợ khổng lồ của Tập đoàn Đèo Cả. Viettinbank Hà Nội cho Tập đoàn Đèo Cả vay dài hạn lên tới hơn 19.600 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, trên thực tế không hiếm trường hợp cán bộ ngân hàng thẩm định còn đẩy giá tài sản bảo đảm lên gấp nhiều lần so với thực tế, tạo những hồ sợ đẹp để được phê duyệt… Thậm chí có trường hợp lãnh đạo cấp cao của ngân hàng còn can thiệp sâu vào nghiệp vụ tiếp tay cho sai phạm, từ việc phê chuẩn những tín dụng cho các bên liên quan, cho các công ty con, công ty liên quan của các thành viên hội đồng quản trị cho đến lập chứng từ khống để cho vay… Điều này đã khiến không ít cán bộ ngân hàng vướng vòng lao lý như trong một số vụ án ngân hàng thời gian qua.

Theo các chuyên gia, về nguyên tắc quản lý nhà nước khi để doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm. Và chắc chắn đối với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng có vốn nhà nước, việc quản lý yếu kém để xảy ra nợ xấu nợ có khả năng mất vốn cao thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm và phải bị xử lý. Trừ khi nếu những khoản vay dẫn đến nợ xấu do những nguyên nhân khách quan như do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh dẫn đến kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm… mà ngân hàng không thể chủ động đối phó.

Còn nếu khoản vay dẫn đến nợ xấu xuất phát từ việc cho vay sai quy định, sai nguyên tắc thì trách nhiệm chính thuộc về lãnh đạo của các ngân hàng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường việc thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại… để có phương án xử lý kịp thời những ngân hàng cố tình vi phạm quy định hoặc để nợ xấu tăng đột biến.

Xem thêm

Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã lý giải nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên từ đầu năm.
Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Theo Ts Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu gộp đến cuối năm 2020 của ngành ngân hàng sẽ đạt khoảng 4,5% và tăng lên 5-6% trong năm 2021. Do đó, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu sẽ phải thay đổi.
VAMC đã xử lý được 2 tỷ USD nợ xấu

VAMC đã xử lý được 2 tỷ USD nợ xấu

Theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC, trong năm 2020, VAMC đã xử lý thu hồi nợ xấu tạm tính là 47.515 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD), đạt 95,03% kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm