Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã lý giải nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên từ đầu năm.
Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Theo bà Hồng, sau hơn 3 năm Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 thí điểm xử lý nợ xấu (15/8/2017 đến 30/9/2020), hiện tại toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý 312.000 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tại một số ngân hàng có xu hướng nợ xấu tăng lên.

Nguyên nhân là do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, hoạt động ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng vì là trung tâm tài chính của nền kinh tế. Khi doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do dịch sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác nữa có thể đến từ yếu tố kỹ thuật. Cụ thể, dư nợ tín dụng từ đầu năm khá chậm so với các năm trước nên ảnh hưởng đến phép tính nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên.

 “Nếu thời gian tới, dịch bệnh còn phức tạp, thì chắc chắn có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Theo số liệu mới nhất từ cơ quan quản lý tiền tệ, tính đến cuối tháng 8 năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng các tổ chức tín dụng là 1,96%, tăng so với cuối năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giảm mạnh so với thời điểm trước khi nghị quyết có hiệu lực. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2016 là 2,46% tổng dư nợ nền kinh tế; năm 2017 là 1,99%; năm 2018 và 2019 là 1,89%.

Theo đó, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, tổng nợ xấu xác định theo nghị quyết được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình 7.150 tỷ đồng/tháng, cao gấp đôi so với mức trung bình tháng giai đoạn 2012-2017 (khoảng 3.520 tỷ/tháng).

Đặc biệt, số nợ xấu do khách hàng tự trả nợ là 121.400 tỷ đồng (chiếm 40,1%), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu khách hàng tự trả/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình giai đoạn 2012-2017 khoảng 22,8%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...