Đề xuất báo cáo Chính phủ về tương lai nợ xấu đột biến để có chính sách riêng hỗ trợ

Hiệp hội ngân hàng đề nghị NHNN báo cáo thực trạng các doanh nghiệp và TCTD ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tương lai nợ xấu tăng đột biến.
Đề xuất báo cáo Chính phủ về tương lai nợ xấu đột biến để có chính sách riêng hỗ trợ

Trong đề xuất, góp ý dự thảo Thông tư 01 sửa đổi, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên báo cáo Chính phủ thực trạng các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng (TCTD) ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh kèm theo trong tương lai nợ xấu sẽ tăng đột biến, từ đó đề nghị Chính phủ ban hành một Nghị quyết riêng về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và TCTD bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trường hợp NHNN căn cứ vào nghị quyết chung của Chính phủ để ban hành Thông tư liên quan đến các khoản nợ tiềm ẩn nợ xấu trong tương lai, thực chất là nợ dưới chuẩn nhưng không bị phân loại nhóm nợ cao hơn, hiệp hội cho rằng nên quy định mang tính an toàn hệ thống (loại dự thu, trích dự phòng rủi ro 3 năm). Các nội dung khác để các TCTD tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, vì không ai hiểu khách hàng bằng chính ngân hàng.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tương lai xảy ra nợ xấu toàn hệ thống, việc ban hành chi tiết trong thông tư không có lợi cho cơ quan ban hành chính sách, vì không phải lỗi chủ quan của TCTD (do dịch bệnh). Do đó, NHNN nên xây dựng thông tư nhằm quản lý mang tính an toàn hệ thống theo Luật NHNN, còn lại để TCTD chịu trách nhiệm theo các Luật: Các TCTD, dân sự, doanh nghiệp… Hiệp hội cho rằng chắc chắn trong tương lai nợ xấu sẽ tăng rất cao, các TCTD ngày càng khó khăn kể cả khó khăn về thanh khoản...

Hiệp hội Ngân hàng cũng cho rằng việc áp dụng 3 thông tư (gồm Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư sửa đổi sắp tới) với nội dung cơ cấu nợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có nhiều bất cập, khó khăn và có thể gây ra rủi ro pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quá trình cơ cấu nợ. Vì vậy, khi sửa đổi thông tư, NHNN cần ngắn gọn, dễ hiểu, chỉ sửa nội dung chính, còn các nội dung khác không nên thay đổi hoặc chép lại nội dung Thông tư cũ, các nội dung khác theo nguyên tắc của Thông tư trước.

Xem thêm

Nợ xấu tiềm ẩn sẽ cao hơn con số báo cáo

Nợ xấu tiềm ẩn sẽ cao hơn con số báo cáo

Theo BVSC, tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng thương mại có thể vẫn sẽ được kiểm soát ở mức thấp trong quý cuối năm nhưng tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn trên thực tế sẽ cao hơn các con số trên báo cáo chính thức.
Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã lý giải nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên từ đầu năm.
Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Theo Ts Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu gộp đến cuối năm 2020 của ngành ngân hàng sẽ đạt khoảng 4,5% và tăng lên 5-6% trong năm 2021. Do đó, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu sẽ phải thay đổi.
VAMC đã xử lý được 2 tỷ USD nợ xấu

VAMC đã xử lý được 2 tỷ USD nợ xấu

Theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC, trong năm 2020, VAMC đã xử lý thu hồi nợ xấu tạm tính là 47.515 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD), đạt 95,03% kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...