Nợ xấu ngân hàng giảm nhanh, dè chừng tăng trưởng tín dụng

Mặc dù nợ xấu ngân hàng đã giảm nhanh xuống dưới 3% dư nợ sau khi thực thi Nghị quyết 42, nhưng việc xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, ngân hàng chỉ nên tăng trưởng tín dụng dựa t
Nợ xấu ngân hàng giảm nhanh, dè chừng tăng trưởng tín dụng

Tại diễn đàn “Toàn cảnh ngân hàng 2018” sáng nay 8/5, Phó thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết, quá trình cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu tiếp tục đạt những kết quả tích cực. Theo đó, nợ xấu được kiểm soát và duy trì dưới 3%, hoạt động của các TCTD an toàn, lành mạnh; bước đầu đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” và Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về xử lý nợ xấu.

Theo ông Phạm Huyền Anh - Phó Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHNN đã triển khai nhiều công tác, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, nhờ đó công tác cơ cấu lại và xử lý nợ xấu ngân hàng sau gần 1 năm triển khai Quyết định 1058 và Nghị quyết 42 đã đạt được một số kết quả cơ bản.

Cụ thể, NHNN đã thẩm định, phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 của 3/4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước. Các ngân hàng TMCP đã tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài được NHNN tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát, đảm bảo hoạt động an toàn, đúng pháp luật…

NHNN đã có văn bản phê duyệt Phương án cơ cấu lại của 9/10 ngân hàng nước ngoài và liên doanh; các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính tích cực xây dựng các phương án cơ cấu lại theo các giải pháp của Đề án 1058 để nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh và phù hợp với đặc thù hoạt động của loại hình TCTD phi ngân hàng.

Dù vậy, công tác cơ cấu lại và xử lý nợ xấu vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: thu giữ tài sản do khách hàng không hợp tác trong việc bàn giao tài sản; một số cơ quan chức năng (UBND, cơ quan công an) chưa phối hợp hỗ trợ ngân hàng xử lý thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm song chưa thống nhất cách hiểu tài sản có tranh chấp, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.

Theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, sau khi Nghị quyết 42 được thực thi, nợ xấu đã được “dọn dẹp” nhanh hơn vào những tháng cuối năm 2017. Nhờ đó, ngành ngân hàng đã xử lý được 70.000 tỷ đồng trong năm vừa qua, số trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng tăng 24,7% so với cuối năm 2016, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng nợ xấu theo các ngân hàng báo cáo là 65,8%.

Với kết quả nợ xấu được xử lý nhanh, nhiều hơn đã giúp cho các ngân hàng cải thiện lợi nhuận, các chỉ tiêu tài chính đẹp hơn. Năm 2017 cũng là năm nhiều ngân hàng ghi nhận con số lợi nhuận kỷ lục, tăng trưởng 50-60% so với năm trước, một số nhà băng báo lãi hơn 10 nghìn tỷ đồng…

Theo chuyên gia TS. Cấn Văn Lực, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực, như: không để xảy ra đổ vỡ hệ thống trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp và phải xử lý nhiều vấn đề cùng lúc. Hệ thống ngân hàng đã lành mạnh hơn trước, đơn cử nợ xấu giảm nhanh về 7,4% vào cuối năm ngoái so với tỷ lệ 17,2% của thời điểm tháng 9/2012 khi bắt đầu có Đề án 254. Tỷ lệ nợ xấu dự báo sẽ giảm về 6% vào cuối năm nay.

Về hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của toàn hệ thống tăng lên 11% đến cuối năm 2017 so với mức 6% hồi năm 2012.

Tình trạng sở hữu chéo giữa các nhà băng giảm mạnh, thoái vốn theo Thông tư 36, nhiều ngân hàng niêm yết cổ phiếu lên sàn, quá trình quản trị đã minh bạch hơn, lãnh đạo ngân hàng không kiêm nghiệm lãnh đạo doanh nghiệp khác để hạn chế rủi ro cho vay “sân sau”…

“Công tác xử lý nợ xấu đã có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng một cách chủ động hơn, quan tâm hơn, nhiệt tình hơn. Con nợ cũng có ý thức trả nợ hơn trong bối cảnh thị trường hồi phục, xử lý tài sản bảo đảm thuận lợi hơn trước”, ông Lực nói. Song vị chuyên gia này cho rằng, “các ngân hàng chỉ nên tăng trưởng dựa trên khả năng kiểm soát được rủi ro”.

Đánh giá về tình hình tăng trưởng tín dụng, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, tín dụng toàn nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm vẫn tăng trên 5%, tương đương với tốc độ huy động vốn. Các năm trước tín dụng thường tăng thấp do kinh tế tăng thấp vào quý đầu năm song năm nay, tín dụng tăng trưởng khá đều ngay từ đầu năm, cho thấy tính ổn định nền kinh tế đã tốt hơn rất nhiều. Cơ cấu tín dụng cũng khá hợp lý, dòng vốn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

“Theo quan sát của NHNN, tăng trưởng tín dụng thường có độ trễ so với tăng trưởng kinh tế. Tín dụng những tháng đầu năm có thể có tác dụng trong quý 3 và 4”, ông Hà nói. Đến nay, mức tăng trưởng tín dụng 17% cho cả năm 2018 vẫn phù hợp và chưa có yếu tố nào cho thấy cần có sự điều chỉnh kế hoạch này.

>> Eximbank lãi đột biến 444 tỷ đồng trong quý 1, nợ xấu gần 3,3%

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...