Nobel Kinh tế thuộc về hai nhà kinh tế người Anh và Phần Lan

Hai nhà kinh tế Oliver Hart mang quốc tịch Anh-Mỹ và Bengt Holmstrom người Phần Lan đã được trao tặng Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2016.  Trong lễ công bố giải thưởng ngày 10/10, Hội đồng Giải thư
Nobel Kinh tế thuộc về hai nhà kinh tế người Anh và Phần Lan

Hai nhà kinh tế Oliver Hart mang quốc tịch Anh-Mỹ và Bengt Holmstrom người Phần Lan đã được trao tặng Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2016. Trong lễ công bố giải thưởng ngày 10/10, Hội đồng Giải thưởng Nobel cho biết các chuyên gia kinh tế người Anh và Phần Lan này được vinh danh nhờ những đóng góp cho "học thuyết khế ước," đặt nền tảng cho việc kiến tạo các chính sách và học viện trong nhiều lĩnh vực từ luật phá sản cho tới các thể chế chính trị.Nobel Kinh tế là giải thưởng thứ 5 được công bố trong mùa Nobel 2016.Giải thưởng năm ngoái thuộc về giáo sư kinh tế mang hai quốc tịch Anh và Mỹ Angus Deaton với công trình nghiên cứu, phân tích về tiêu thụ, đói nghèo và phúc lợi xã hội.Giải Nobel cho lĩnh vực kinh tế ban đầu không thuộc cơ cấu các giải thưởng trong di chúc của nhà sáng lập người Thụy Điển Alfred Nobel.Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển công bố giải này nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập.Ngoài giải Nobel Kinh tế đầu tiên được trao năm 1969, các giải khác được trao từ năm 1901. Cho tới nay đã có 76 người đoạt giải Nobel Kinh tế, trong đó các nhà kinh tế Mỹ chiếm đa số với 55 người được vinh danh.Như thường lệ, các nhà khoa học sẽ nhận giải tại buổi lễ trao giải chính thức vào ngày 10/12 tới ở thành phố Stockholm của Thụy Điển. Mỗi giải Nobel kèm theo phần thưởng 8 triệu crown Thụy Điển (tương đương 933.000 USD).

Có thể bạn quan tâm

Triển khai Nghị quyết 57: Cần cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ

Triển khai Nghị quyết 57: Cần cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn khẳng định cộng đồng doanh nghiệp rất mong muốn được tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên để đuổi kịp, thậm chí vượt các nước phát triển, ông Sơn cho rằng Việt Nam có thể tìm một lối đi riêng, phù hợp với đặc thù thể chế chính trị...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Những Nghị quyết được Bộ Chính trị ban hành cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước, đồng thời liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện…