Nói lời sau cùng trước toà, bà Trương Mỹ Lan xin giảm nhẹ hình phạt

Bà Lan bày tỏ rằng việc bị truy tố hôm nay là một cái giá quá đắt mà bản thân phải trả, gọi đây là định mệnh và tai nạn nghề nghiệp. Cái tên Trương Mỹ Lan đã làm ảnh hưởng đến hàng trăm gia đình, và đó là điều cả đời bà không bao giờ quên được...

Nói lời sau cùng trước toà, bà Trương Mỹ Lan xin giảm nhẹ hình phạt

Phiên tòa ngày 11/10, xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã bước vào giai đoạn nghị án. Trước khi nghị án, các bị cáo đã có cơ hội nói lời cuối cùng.

Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã gửi lời cảm ơn tới Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát và các cán bộ trại tạm giam vì đã quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho bà suốt quá trình giam giữ.

Bà Lan bày tỏ rằng việc bị truy tố hôm nay là một cái giá quá đắt mà bản thân phải trả, gọi đây là định mệnh và tai nạn nghề nghiệp. Cái tên Trương Mỹ Lan đã làm ảnh hưởng đến hàng trăm gia đình, và đó là điều cả đời bà không bao giờ quên được.

Trong lời cầu cứu, bà Lan cho biết mình không biết phải tìm sự trợ giúp từ đâu và chỉ có thể hy vọng vào lòng khoan dung của Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát. Bà nhấn mạnh mình chỉ là "người dân thấp cổ bé họng" và mong được xem xét cứu giúp.

Ngoài ra, bà Lan nhắc lại việc đã tài trợ 25 triệu liều vaccine trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát và hy vọng rằng Hội đồng xét xử sẽ phân định rõ ràng công tội. Bà cũng chia sẻ về ước mơ chưa kịp thực hiện của mình, bao gồm việc xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế, nhà ở xã hội và trường học cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Sau khi nói về bản thân, bị cáo Trương Mỹ Lan cầu xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho chồng là Chu Lập Cơ, cháu là Trương Huệ Vân và em dâu là Ngô Thanh Nhã. Bà mong muốn bị cáo Ngô Thanh Nhã được hưởng cơ chế đặc biệt để tại ngoại và tiếp tục xây dựng bệnh viện quốc tế tại huyện Bình Chánh. Bà Lan cũng hy vọng các bị cáo khác sẽ nhận được mức án nhẹ nhất.

Bị cáo Trương Khánh Hoàng, cựu Phó tổng giám đốc SCB, trong lời nói cuối cùng, cũng gửi lời cảm ơn tới Hội đồng xét xử và các cán bộ đã giúp đỡ ông trong suốt hơn hai năm qua. Ông mong tòa xem xét lại vai trò của mình trong việc phát hành trái phiếu của Công ty cổ phần Dịch vụ - Thương mại TP.HCM (Công ty Setra), khi ngân hàng SCB lúc đó đang gặp nhiều khó khăn. Nếu bị cáo không làm thì không biết sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào. Trong suốt hơn 2 năm bị tạm giam, bị cáo rất ân hận về những việc đã làm.

Người ta thường nói thời gian là vàng là bạc, nhưng với bị cáo còn hơn cả vàng bạc. Bởi với mức án sắp tới và mức án 18 năm tù của giai đoạn 1, bị cáo sẽ phải bỏ qua quãng thời gian đẹp nhất của con bị cáo và bỏ qua rất nhiều thời gian bên người thân của bị cáo. Bị cáo sẽ bỏ qua nửa cuộc đời trước đó và sống thật tốt nửa cuộc đời còn lại để biết mình là ai”, bị cáo Hoàng nói.

Tương tự, trong lời nói sau cùng của mình, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB, khẳng định chưa bao giờ vì lợi ích cá nhân mà làm hại người khác. Ông mong Hội đồng xét xử khoan dung với những bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, như bà Trần Thị Thúy Ái và Thái Thị Thanh Thảo, bởi họ đang phải gánh vác gia đình.

“Bị cáo và các bị cáo khác đang phải đối diện với tương lai nhiều thử thách. Các con bị cáo bước vào đời không được sự dìu dắt của đầy đủ cha mẹ. Mong Hội đồng xét xử xem xét giảm án cho các bị cáo để các con sớm có đầy đủ cha mẹ để các con lớn lên với lòng biết ơn và yêu thương. Một đứa trẻ lớn lên với lòng yêu thương, tha thứ sẽ có một nền tảng tốt”, bị cáo Văn nói.

Cũng trong phiên tòa sáng nay, trước khi Hội đồng xét xử cho các bị cáo nói lời sau cùng, đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa đối đáp bổ sung. Theo Viện Kiểm sát, bản luận tội và cáo trạng truy tố các bị cáo là đã xem xét đầy đủ các tình tiết có trong vụ án. Đồng thời, đại diện cơ quan công tố khẳng định bà Trương Mỹ Lan phạm tội với thủ đoạn với tinh vi và chiếm đoạt gần 31.000 tỷ đồng.

Đại diện Viện Kiểm sát bảo lưu quan điểm, qua đó đề nghị Hội đồng xét xử tuyên cả 34/34 bị cáo trong vụ án đã phạm tội, trong đó đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan tù chung thân về tội danh " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12-13 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8-9 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Tổng hợp hình phạt bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân.

Các bị cáo còn lại, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt từ 24 tháng tù đến 27 năm tù.

Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại, giữ nguyên sự tự nguyện khắc phục hậu quả của bị cáo, tịch thu những tang vật có liên quan, tiếp tục kê biên, bất động sản của Trương Mỹ Lan.

Xem thêm

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa

Bitexco khẳng định 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan SCB, đề nghị tòa không thu hồi.

Bitexco cho biết 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB hay phát hành trái phiếu. Việc bà Lan bị bắt khiến công ty chịu thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng. Bitexco yêu cầu tòa án giải tỏa các lệnh phong tỏa và ngăn chặn tài khoản để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…