Sẽ siết tín dụng đầu tư trái phiếu của các công ty tài chính?

NHNN đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 36 theo hướng siết chặt hơn hoạt động tín dụng và đầu tư trái phiếu của các công ty tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Sẽ siết tín dụng đầu tư trái phiếu của các công ty tài chính?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Dự thảo Thông tư kế thừa quy định tại Thông tư số 36, theo đó TCTD phi ngân hàng được áp dụng là công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

Theo dự thảo, các tổ chức này phải thường xuyên duy trì 6 giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); hạn chế, giới hạn cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Thông tư mới sẽ bổ sung một số thuật ngữ phù hợp với hoạt động của TCTD phi ngân hàng. Cụ thể, khái niệm khoản phải đòi; kinh doanh bất động sản; tổng dư nợ cấp tín dụng; tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, công cụ tài chính, công cụ vốn chủ sở hữu, giao dịch tự doanh. 

Từ đó, các TCTD phi ngân hàng có cơ sở pháp lý thống nhất khi tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.

Một trong những nội dung chính của Thông tư mới là sửa đổi hệ số rủi ro theo hướng được điều chỉnh tăng nhằm đảm bảo kiểm soát, hạn chế đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo đó, nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 50% gồm khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Là khoản cho vay để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ.

Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng. Mỗi khách hàng chỉ được áp dụng hệ số rủi ro này cho 1 khoản vay.

Với các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) được liệt vào nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 120% (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021) và 150% (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022).

Thông tư cũng điều chỉnh theo hướng nhằm hạn chế rủi ro của việc tập trung tín dụng vào một khách hàng hoặc một khách hàng và người có liên quan dẫn đến tập trung rủi ro; tránh tác động lan truyền rủi ro của một số đối tượng trong nhóm khách hàng có liên quan; quy định điều kiện, giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao (cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp).

Theo đó, TCTD phi ngân hàng phải căn cứ vào vốn tự có riêng lẻ để xác định hạn chế, giới hạn cấp tín dụng và TCTD phi ngân hàng không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp là công ty con của chính tổ chức tín dụng phi ngân hàng đó.

Ngoài ra Thông tư cũng quy định lại về giới hạn góp vốn, mua cổ phần với các công ty tài chính theo hướng sửa đổi phù hợp với Luật các TCTD năm 2010, đa dạng hoá hoạt động đầu tư nhưng phải đảm bảo hiệu quả, duy trì vốn tự có ở mức đảm bảo các tỷ lệ an toàn; hạn chế đầu tư dàn trải, dẫn đến không kiểm soát hết rủi ro của TCTD phi ngân hàng. Theo đó, Thông tư quy định giới hạn góp vốn, mua cổ phần tuân thủ quy định góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 110, Điều 129 và Điều 135 Luật các tổ chức tín dụng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...