Nữ tướng Dale Carnegie Việt Nam “hiến kế” bảo vệ bản quyền trong kinh doanh

“Cách tốt nhất để bảo vệ bản quyền trong kinh doanh là phải luôn tiên phong, không ngừng phát triển năng lực tổ chức để tạo ra sản phẩm có tính nguyên mẫu không thể sao chép", bà Nguyễn Trịnh Khánh Li
Nữ tướng Dale Carnegie Việt Nam “hiến kế” bảo vệ bản quyền trong kinh doanh

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dale Carnegie Việt Nam

Hành trình đấu tranh cho “công lý trí tuệ”

Vị nữ tướng của Dale Carnegie Việt Nam cho rằng: Nhiều sự vụ liên quan đến vấn đề bản quyền diễn ra trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu về sự nhìn nhận lại công tác quản lý “chất xám" tại các doanh nghiệp.

Bản thân trường Doanh nhân Dale Carnegie Việt Nam, mặc dù là một trong những tổ chức kế thừa và sở hữu mô hình nhượng quyền giáo dục mang tính di sản toàn cầu nhưng cũng không nằm ngoại lệ và buộc phải lao vào hành trình đấu tranh cho “công lý trí tuệ” của chính doanh nghiệp mình.

- Vậy theo bà, sự tăng cao của các vụ vi phạm bản quyền đã thể hiện những hạn chế gì trong công tác quản lý hiện tại ở Việt Nam?

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh: Nhìn chung, xét khía cạnh luật pháp, vụ việc của Dale Carnegie nói riêng và bản quyền nói chung chưa có tiền lệ và chưa được quan tâm sâu sắc, trừ các trường hợp sự việc đã đến hồi kết (sau một thời gian khá dài) và được báo chí khai thác tạo hiệu ứng dư luận - như câu chuyện bản quyền Thần đồng Đất Việt vừa qua.

Ngay từ những năm đầu hoạt động, Dale Carnegie Việt Nam đã gặp phải vấn đề về bản quyền và điều đáng buồn hơn, đây là bản quyền trong lĩnh vực giáo dục.

Dale Carnegie Việt Nam đã theo đuổi vụ việc này tới nay cũng đã gần một thập kỷ. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi muốn làm, đơn giản chỉ là yêu cầu được trả lại những di sản của Dale Carnegie toàn cầu cho đơn vị sở hữu hợp pháp tại Việt Nam (trường doanh nhân Đắc Nhân Tâm) mà không cần một khoản bồi thường nào về mặt tài chính.

Điều đáng nói là trước khi vụ việc tạm khép lại, ngay cả khi Dale Carnegie Việt Nam có cả sự chứng thực của Bộ ngoại giao Mỹ về quyền sở hữu trí tuệ nguyên mẫu của Dale Carnegie nhưng đơn vị vi phạm và phía cơ quan quản lý cũng không hề có bất cứ động thái nào.

- Như vậy, vấn đề cốt lõi để “đặc trị” nạn vi phạm bản quyền chính là sự cải thiện từ hệ thống quản lý?

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh: Theo tôi, nói như vậy là chưa đủ. Vấn đề bản quyền cần nhìn rộng ra là vấn đề nhận thức, lòng tự tôn cá nhân, lòng tự tôn dân tộc.

Khi phát hiện vi phạm bản quyền, Dale Carnegie Việt Nam đã chủ động viết thư gửi trực tiếp đến các khách hàng của mình, trong đó nêu rất rõ đây là tài sản của Dale Carnegie Việt Nam và bị một vài đối tượng sử dụng không hợp pháp. Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy tôn trọng, trân trọng trí tuệ của Dale Carnegie Việt Nam và bảo vệ uy tín của chính mình bằng cách sử dụng những thứ có giá trị nguyên mẫu.

Tuy nhiên, phản ứng của các đối tượng rất khác nhau. Đầu tiên, chúng tôi nhận được thư trả lời với thái độ tích cực, hầu hết là từ các công ty Nhật. Họ nói: “Chúng tôi hiểu và chúng tôi không bao giờ làm”. Một số công ty im lặng, số khác thì đã có sự phản ứng nhất định. Vì sao cùng là một vấn đề mà lại có những phản ứng khác nhau như vậy?

Tôi cho rằng đây không còn là chuyện riêng của các cá nhân, nạn nhân như chúng tôi. Doanh nhân cần có ý thức hơn trong việc sử dụng các sản phẩm có bản quyền bởi đó chính là cách tư duy chuyên nghiệp, từ đó mới có thể nâng cao uy tín trong một thị trường rất “phẳng” như thế này. Đặc biệt, những gì liên quan đến các hiệp định thương mại cũng đòi hỏi việc trân trọng về sở hữu trí tuệ.

Tiên phong sáng tạo những thứ “khó có thể sao chép”

- Như vậy, gần 10 năm nhưng vụ việc vẫn chưa ngã ngũ nhưng Dale Carnegie Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tri thức, có nhiều sản phẩm sáng tạo, bản thân Dale Carnegie đã làm gì để tiếp tục “trụ vững" trước vấn nạn vi phạm bản quyền?

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh: Theo tôi, tranh chấp bản quyền xét cho cùng chỉ là vấn đề ngắn hạn. Để bảo vệ lâu dài các thành quả riêng thuộc về chất xám, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tiên phong tạo ra những sáng tạo khác biệt khó có thể sao chép (đồng nghĩa với việc đòi hỏi năng lực chuyên môn của doanh nghiệp cao). Cách làm này vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh nhưng cũng là cách để “đứng vững" trước vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ.

Đơn cử, quy trình chứng nhận chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie rất nghiêm ngặt và khắt khe. Nếu chuyên gia huấn luyện không thường xuyên phát triển, cập nhật, hoàn thiện bản thân, không ứng dụng liên tục các phương pháp huấn luyện của Dale Carnegie thì cũng sẽ bị “rớt”. Vậy nên, bằng của Dale không phải là bằng cấp trọn đời.

Với hệ thống đào tạo, Dale Carnegie Việt Nam liên tục cập nhật, phát triển, thực hành và bổ sung kiến thức, kỹ năng mới. Chúng tôi cũng là một trong những đơn vị tiên phong khởi xướng mô hình “phát triển tổ chức” trong ngành, thay vì tiếp cận như một đơn vị cung cấp đào tạo (training provider).

Theo tôi được biết, Dale Carnegie có lịch sử lâu đời. Liệu rằng phương pháp của một tổ chức “nhiều tuổi” như vậy có còn thích ứng với thời đại năng động như hiện nay?

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh: Được củng cố qua nhiều năm, giá trị của các công trình Dale Carnegie đã vượt qua phạm vi của việc ứng dụng thông thường để vươn lên tầm di sản tri thức. Ở đây cần phải hiểu có những phương pháp mới nhưng chưa chắc đã đúng nhưng phương pháp cũ, truyền thống lại đúng.

Tôi cho rằng, phương pháp của Dale sau hơn 100 năm vẫn chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của nó và chúng tôi gọi đó là mô hình “biến đổi đột phá”. Trên thế giới thì Warren Buffett là minh chứng rõ nét nhất cho tính hiệu quả mà phương pháp đúng đắn của Dale Carnegie mang lại.

Được củng cố qua nhiều năm, giá trị của các công trình Dale Carnegie đã vượt qua phạm vi của việc ứng dụng thông thường để vươn lên tầm di sản tri thức

Hiệu quả là bởi vì thực tế có một số người đi dạy những kiến thức từ 30-40 năm trước sẽ không còn phù hợp với người học hiện nay. Nhưng phương pháp của Dale từ 1912 tới giờ vẫn mang tính hiệu quả rất cao và càng ngày càng cao hơn nữa. Ví như sau cuốn sách Đắc nhân tâm thì giờ đã có có cuốn  “Đắc nhân tâm trong kỷ nguyên số”.

- Đó là ở khía cạnh doanh nghiệp, thế còn vai trò của người doanh nhân - những người chủ doanh nghiệp trong tiến trình này như thế nào?

Nữ tướng Dale Carnegie Việt Nam “hiến kế” bảo vệ bản quyền trong kinh doanh ảnh 2

Dale Carnegie là một trong số ít các doanh nghiệp đào tạo tại Việt Nam đề cao tính chính trực, đồng hành và tiên phong, đổi mới trong kinh doanh thông qua việc liên tục đưa ra các chương trình, hội thảo cập nhật các xu hướng toàn cầu. Ảnh: Hội thảo xu hướng chiến lược toàn cầu năm 2016 do Dale tổ chức.

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh: Tôi nghĩ, muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nhân buộc phải lựa chọn hướng đi thích hợp cho chính mình. Trong thị trường này sẽ hình thành ba đối tượng: Một là người đi tiên phong và kiến tạo thị trường (pioneer); Hai là người bình thường, cơ hội đến thì mình làm, không thì thôi và ba là những người thấy kiểu người tiên phong thì sẽ làm theo, nhưng họ lại làm theo cách thức của mình và vẫn có một thị trường để có thể sống tốt.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là có một dạng biến tướng của đối tượng thứ ba, những người không tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho thị trường. Họ lấy những gì của người khác và biến thành của mình để đạt được mục đích.

Nguyên tắc của chúng tôi là luôn đảm bảo tính tiên phong và sự độc đáo trong cách đi của mình, luôn luôn là người kiến tạo, khởi tạo ra những cái mà thị trường này cần và sẽ trung thành với định hướng đó.

Thay cho lời kết, bà có lời khuyên cho người làm giáo dục nhân vấn đề về bản quyền?

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh: Tôi cho rằng khi làm giáo dục thì hãy làm với tâm huyết và sự khát khao tinh khôi để mang những điều tốt đẹp nhất cho mình và những người xung quanh. Đó là cái tâm làm giáo dục, và cũng cần lắm những con người có tri thức, có tầm, có tài.

Chúng tôi luôn sẵn sàng để chống chọi với mọi khó khăn thử thách để đấu tranh cho “công lý trí tuệ”. Bằng cách nào? Mình học luật nhiều hơn, có sáng tạo, sáng tác thì mang đi đăng ký (quyền tác giả) nhiều hơn, và khi đăng ký thì phải làm sao cho người ta biết đây là bản quyền của mình.

Chúng tôi xác định cần phải có tầm nhìn và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng bước đi trên con đường hoạt động của mình và dù thế nào vẫn phải tiên phong về phía trước.

- Cảm ơn bà về những chia sẻ trên!

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...