Nửa đầu năm 2020, The CrownX tăng trưởng hai chữ số, doanh thu thuần Masan Group tăng 103%

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 2/2020 và nửa đầu năm tài chính 2020 với nhiều kết quả tích cực dù nền kinh tế ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19.
Nửa đầu năm 2020, The CrownX tăng trưởng hai chữ số, doanh thu thuần Masan Group tăng 103%

Theo công bố tại Đại Hội Đồng Cổ Đông Thường Niên (ĐHĐCĐTN) 2020 của Masan, The CrownX (“TCX”) - nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp đang tạo ra hiệu ứng lớn và hướng đến việc tích hợp các sản phẩm đột phá, các phát kiến đa dạng và mạng lưới điểm bán lớn nhất trên cả nước. Cụ thể, trong Quý II/2020, TCX đạt doanh thu 12.592 tỷ đồng và 25.848 tỷ đồng vào nửa đầu năm 2020, tỉ lệ tăng trưởng lần lượt là 20,5% và 26,8%.

EBITDA của TCX đạt 676 tỷ đồng Quý 2/2020 và 1.262 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, tỉ lệ tăng trưởng lần lượt là 80,7% và 58,3%. Biên EBITDA nửa đầu năm 2020 tăng trưởng lên mức 4,9%, so với mức 3,9% ở cùng kỳ năm trước. 

Cũng trong Quý 2/2020, Masan đã hoàn tất mua thêm 12,6% cổ phần của TCX với tổng giá trị tiền mặt là 862 triệu USD. Điều này cho thấy, MSN rất tin trưởng vào tiềm năng phát triển của TCX trong tương lai.

Chủ tịch HĐQT Masan Group, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Dù đã chuyển đổi thành công nhiều ngành hàng FMCG, hiện nay các sản phẩm của Masan mới chỉ phục vụ 1% chi tiêu tiêu dùng của người Việt. The CrownX là bước đi chiến lược để mang đến thay đổi toàn diện trong lĩnh vực nhu yếu phẩm, xét cả về sản phẩm lẫn dịch vụ. Masan đặt mục tiêu phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho ít nhất 50 triệu người tiêu dùng, đồng thời, tăng thị phần của chúng tôi trong chi tiêu tiêu dùng lên mức 25%. Nhu yếu phẩm là nền tảng ban đầu để phụng sự các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng, xa hơn là tài chính và các nhu cầu xã hội như kết nối, giải trí.”

Cũng theo báo cáo trên, doanh thu thuần hợp nhất của MSN vào nửa đầu năm 2020 tăng 103,3% lên 35.404 tỷ đồng, so với mức 17.411 tỷ đồng vào nửa đầu năm 2019. Mức tăng này cũng chủ yếu nhờ mức tăng trưởng hai chữ số tại TCX. 

Tuy nhiên, lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty là 195 tỷ đồng vào Quý 2/2020 và 117 tỷ đồng vào nửa đầu năm 2020, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:

- Hợp nhất Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (“VCM”, chủ sở hữu của VinCommerce, đơn vị đang điều hành hệ thống siêu thị VinMart, siêu thị mini VinMart và VinEco) vào nửa đầu năm 2020. VCM ghi nhận Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) trong nửa đầu năm 2020 là -1.058 tỷ đồng. 

- Phân bổ lợi thế thương mại nửa đầu năm 2020 là 287 tỷ đồng do tác động từ thỏa thuận sáp nhập VCM và tăng lợi ích của cổ đông thiểu số do giảm tỉ lệ sở hữu của MSN tại MCH.

- EBITDA và NPAT Post-MI (Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông) của MHT lần lượt là 670 tỷ đồng và -389 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020. Cả hai chỉ số tài chính này đều bị ảnh hưởng tiêu cực do giá cả hàng hóa thấp hơn trong nửa đầu năm 2020. 

- Mặt khác, lợi nhuận của Masan được hỗ trợ bởi tăng trưởng EBITDA của MCH là 24,1% trong nửa đầu năm 2020 và đóng góp cao hơn từ Techcombank. Lợi nhuận trước thuế của TCB đạt 6.738 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, so với mức 5.662 tỷ đồng vào nửa đầu năm 2019. 

Đặc biệt, mảng kinh doanh thịt của Masan MEATLife (MML) tiếp tục mở rộng quy mô và cải thiện hiệu quả vận hành. Theo báo cáo, doanh thu từ thịt của MML đạt 1.055 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020 với đà tăng trưởng 32,7% trong Quý 2/2020 so với Quý 1/2020. 

Hiện nay, 40% lượng thịt của MML được thu mua từ các bên thứ ba đáp ứng yêu cầu chất lượng và theo giá thị trường, điều này khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng do giá heo hơi hiện nay đang ở mức cao kỷ lục. MML đang tìm các giải pháp thay thế mang tính chiến lược để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng bền vững hơn.

Tuy nhiên, Masan Group tin tưởng rằng giá heo hơi sẽ quay trở lại mức bình thường trong 6-12 tháng tới khi tổng đàn heo đã tăng 30% vào tháng 4/2020 so với tháng 12/2019.

Ngoài ra, các phát kiến mới ở nhiều ngành hàng như gia vị, nước uống tăng lực và thịt chế biến cũng là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ của MSN trong Quý 2/2020.

Xem thêm

Masan Consumer mua thành công 52% cổ phần NETCO

Masan Consumer mua thành công 52% cổ phần NETCO

Masan HPC – một công ty thành viên do Masan sở hữu 100% vốn – đã mua thành công 52% cổ phần của Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO) với mức giá trung bình 48.000 đồng/cổ phiếu.
Masan chưa nắm 100% tại Vinacafé Biên Hòa

Masan chưa nắm 100% tại Vinacafé Biên Hòa

Công ty TNHH MTV Masan Beverage thuộc Tập đoàn Masan vừa thông báo không hoàn tất giao dịch mua 401.000 cổ phiếu, tương đương 1,5% cổ phần còn lại của CTCP Vinacafé Biên Hòa.

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...