Nước tại hồ thủy điện tăng, nguy cơ cắt điện vẫn hiện hữu

Tuy nguồn nước đổ về các hồ thủy điện đã được cải thiện nhưng hầu hết các hồ này vẫn chỉ trên mực nước chết một chút....

Thông tin tư  Cục Điều tiết Điện lực, tính đến hết ngày 12/6, tổng lưu lượng nước về các hồ thủy điện lớn tại miền Bắc tăng 28% so với lưu lượng nước về ngày 11/6, trong đó chủ yếu nước về các hồ Hòa Bình và Lai Châu. Nhờ đó, hồ Hoà Bình cao hơn mực nước chết 22,8m, hồ Lai Châu là 6,9 m.

Cục Điều tiết Điện lực đánh giá, lưu lượng nước có phần cải thiện, trong thời gian vừa qua do hạn chế huy động các nhà máy thủy điện lớn đa mục tiêu (ngoại trừ nhà máy thủy điện Hòa Bình) để dự phòng các ngày nắng nóng sắp tới nên mực nước các hồ thủy điện đa mục tiêu đều đã trên mực nước chết nhưng chưa nhiều.

Thời điểm hiện tại, tổng công suất nguồn lớn nhất miền Bắc đạt 21.917 MW, trong đó công suất lớn nhất của thủy điện là 6.229 MW.

Riêng đến ngày 12/6, mực nước các hồ thủy điện đã trên mực nước chết, đặc biệt hồ Hòa Bình cao hơn mực nước chết 22,8m, còn hồ Lai Châu là 6,9m.

hồ thủy điện

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều nhóm giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo cung ứng điện. Trong đó triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện; đảm bảo cung ứng than, khí cho phát điện.

Theo đánh giá của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (AO), sự cố nguồn điện vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao tại nhiều nơi, nhất là nhiệt điện than do nắng nóng gay gắt, nhu cầu phụ tải tăng cao, các tổ máy phải huy động liên tục. Theo thống kê, tổng công suất của các nhà máy điện than bị sự cố kéo dài không huy động khoảng 3.250MW, tổng sự cố ngắn ngày 410MW.

Tuy nguồn nước đổ về các hồ thủy điện đã được cải thiện nhưng hầu hết các hồ này vẫn chỉ trên mực nước chết một chút. Dự báo trong vài ngày tới, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, các hồ thủy điện tích cực tích nước để vượt qua mực nước chết.

Trong khoảng thời gian khó khăn trong việc huy động nguồn điện, Bộ Công Thương phối hợp cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục đôn đốc, tìm mọi giải pháp để tăng cường vận hành các nguồn nhiệt điện.

Trước đó, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, tính đến ngày 8/6, trên cả nước, lưu lượng nước về hồ vẫn ở mức thấp. Mực nước các hồ khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ thấp, một số hồ xấp xỉ dưới mực nước chết như: Lai Châu, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Trị An.

Cũng được biết trước đó, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài vào thời điểm những ngày đầu tháng 6 đã khiến cho 11 thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Trị An, Đại Ninh, Pleikrong.

Đây được cho là nguyên nhân chính khiến miền Bắc mỗi ngày thiếu 30,9 triệu kWh và ngày cao nhất có thể 50,8 triệu kWh, phải cắt điện diện rộng.

Xem thêm

Miền Bắc sẽ có thêm 1.000 MW công suất điện

Miền Bắc sẽ có thêm 1.000 MW công suất điện

Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, hôm nay (10/6), tình trạng thiếu điện tại Miền Bắc sẽ được cải thiện khi có thêm 1.000 MW công suất điện từ các nhà máy đã khắc phục xong sự cố

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…