Ông Đinh La Thăng khai gì về thiệt hại 800 tỉ đồng?

Chiều nay (19/3), tiếp tục phiên xử vụ thiệt hại 800 tỉ đồng ở ngân hàng Oceanbank, HĐXX mời ông Đinh La Thăng xét hỏi.
Ông Đinh La Thăng khai gì về thiệt hại 800 tỉ đồng?

Ông Thăng khai được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT/HĐTV từ tháng 2-2006 đến hết tháng 7-2011.

Ông Thăng khai ông ký nhiều thỏa thuận với nhiều tổ chức, trong đó có thỏa thuận với OceanBank. Ông Thăng trình bày, thời điểm đó NH Hồng Việt không được thành lập nữa, việc ký thỏa thuận với OceanBank cũng là để giải quyết các hệ lụy từ việc không thành lập được Hồng Việt.

Trước khi ký thỏa thuận với OceanBank, PVN đã khảo sát rất kỹ nhiều NH, trong đó có OceanBank. Ông Thăng cho rằng trước khi ký Thỏa thuận 6934 (ngày 18-9-2008) với Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm “không cần phải thông qua HĐQT”.

Ông Thăng cho biết, báo cáo của ông Nguyễn Ngọc Sự (Phó TGĐ PVN) nêu rất rõ tình hình của OceanBank, NH này quy mô nhỏ, tính thanh khoản thấp, chính vì vậy mới có nhu cầu huy động vốn góp.

“Anh Sự trực tiếp báo cáo HĐQT (về tình hình của OceanBank) tại cuộc họp ngày 30-9. Thỏa thuận ký trước, vào ngày 18-9, nhưng thỏa thuận này không có giá trị gì về mặt pháp lý. Nếu HĐQT không đồng ý thì thỏa thuận này không có ý nghĩa gì cả”- ông Thăng nói.

Ông Thăng thừa nhận việc PVN góp vốn vào OceanBank là đầu tư ra ngoài công ty mẹ. Theo quy định của pháp luật, việc này phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Thăng cũng thừa nhận có ký Nghị quyết 7289 ngày 1-10- 2008 về việc mua cổ phần của OceanBank.

Ông Thăng khẳng định tất cả các Nghị quyết của HĐQT do ông ký hoặc ủy quyền ký đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Khi Chủ tọa hỏi "khi ông ký Nghị quyết 7289 đã được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ chưa?", ông Thăng cho hay, sau khi Thủ tướng đồng ý từ 17- 10-2008, đến cuối tháng 12, PVN mới góp vốn đầu tư vào OceanBank.

Cũng theo ông Thăng, ngày 14-10-2008, ông Thăng có văn bản gửi NHNN và Bộ Tài chính xin ý kiến về việc góp vốn vào OceanBank. Văn bản phản hồi của Bộ Tài chính có ý kiến: để bảo đảm tính hiệu quả, đề nghị PVN cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của OceanBank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho các hoạt động kinh doanh của OceanBank, xác định giá trị thực cổ phiếu của OceanBank để tránh rủi ro trước khi quyết định đầu tư...

Tuy nhiên, theo ông Thăng, đây chỉ là văn bản mang tính “khuyến cáo” của Bộ Tài chính, chứ PVN không cần phải báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ hay Bộ Tài chính.

Ông Thăng cho biết, thực tế các khuyến cáo của Bộ Tài chính đã được PVN thực hiện từ trước khi nhận được văn bản ngày 14-10 của Bộ Tài chính.

Theo Pháp luật TP. HCM

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...